Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

10 cách giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc

Dù con bạn mới biết đọc hay đã biết đọc, nên áp dụng thêm những cách đã được thực nghiệm sau đây để giúp trẻ tập đọc ở nhà. Sau đây là một số phương pháp để khuyến khích các em mới tập đọc và tạo sự say mê đọc sách.
CÁCH HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ


1. Chỉ cho trẻ những chữ cái và từ then chốt:

Lần đầu tiên con bạn tập đọc, hãy chỉ tay vào một từ đặc biệt nào đó, giải thích và nhấn mạnh nghĩa của từ, nhớ đừng chỉ vào hình. “Chúng ta tìm từ con gấu ở trang này. Con có nhìn thấy chữ g trong từ gấu không?”. Trẻ em thường nhớ những chữ cái trong tên của mình trước nên bạn hãy tìm những từ có những chữ cái đó.

2. Đọc theo mẫu:

Khi con bạn đã đọc được một số từ, hãy cho đọc lại những từ đó trong những truyện đơn giản. Hãy đọc chữ đầu tiên và yêu cầu trẻ đọc tiếp cho đến hết câu.

3. Cùng trẻ đọc truyện:

Đọc một câu truyện quen thuộc rồi cho trẻ đọc lớn tiếng một mình. Giọng đọc của bạn sẽ giúp trẻ hiểu được và vượt qua những chi tiết đòi hỏi sự tinh tế. Vì muốn ghi nhớ và đọc to chuyện đòi hỏi một sự tập trung cao độ, nên hãy thay phiên mỗi người đọc 1 trang, trẻ có thời gian để nghỉ ngơi và nghe bạn đọc.

4. Đừng vội vàng:

Khi trẻ chuẩn bị đọc chuyện cho bạn nghe, để ý xem quyển sách đó có quá khó với trẻ hay không. Nếu nhận thấy cứ 10 từ thì trẻ lại mắc kẹt một từ thì hãy chọn một cuốn sách khác dễ hơn. Đừng từ chối nếu trẻ muốn đọc đi đọc lại câu truyện mặc dù chưa hiểu rõ vì đọc lại một quyển sách giúp trẻ tự tin hơn và trẻ có thể khoe khoang về điều đó.

5. Diễn tập trước:

Trẻ em thường không thích đọc những quyển sách mới vì chúng không muốn bị vấp trước mặt cha mẹ. Trẻ em muốn coi trước, cũng như diễn viên sẽ gặp khó khăn khi diễn xuất mà không đọc trước kịch bản. Vì thế, nên cho trẻ xem hình minh họa rồi hỏi trẻ xem cuốn sách đó có ý nói về cái gì. Nếu gặp loại sách khó đọc, nên cho trẻ đọc trước những từ khó.
SÁCH HAY CHO BÉ

6. Giúp đỡ khi gặp từ khó:

Nếu con bạn bị vấp từ nào, đừng ép đọc nữa. Trước hết, nói trẻ bỏ qua từ đó, đọc tiếp phần còn lại của câu rồi hãy quay lại. Đố trẻ đoán nghĩa của từ đó. Bắt trẻ nhìn vào những chữ cái ở đầu và cuối của từ để hình dung ra từ đó. Nếu trẻ vội nản, khuyến khích trẻ rằng từ đó không khó và cũng dễ ghi nhớ.

7. Tránh xao lãng:

Mặc dù cùng đọc với con bạn nửa tiếng mỗi ngày là cần thiết, nhưng đừng nên đọc liên tục quá 10 phút. Nếu bạn tập trung vào việc dạy trẻ, chúng sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc tập đọc.

8. Trò chuyện:

Những cuộc nghiên cứu cho thấy, trò chuyện với trẻ em bằng cách kể chuyện sẽ làm giàu vốn từ vựng và sự hiểu biết của trẻ. Khi đi dạo hoặc khi đọc sách xong, trẻ thích thảo luận về những gì nó vừa đọc. Lúc đó, bạn nên hỏi: “Theo con thì sau đó chuyện gì sẽ xảy ra?”. Hoặc khích lệ trẻ nêu ra cảm nghĩ của mình về câu chuyện. Điều này sẽ giúp các em hiểu rõ cốt truyện.

9. Gọt bút chì:

Trước đây các nhà ngôn ngữ cho rằng trẻ em cần biết đọc trước khi biết viết, nhưng hiện nay họ nhận ra rằng viết cũng là hình thức học đọc. Bạn nên khuyến khích con mình viết ra giấy những đồ vật thường dùng hàng ngày. Những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy viết đúng chính tả giúp người mới tập đọc hiểu được mối quan hệ giữa các chữ cái và phát âm. Bạn hãy đọc cho trẻ viết một lá thư gởi cho bà ngoại và giải thích cho trẻ hiểu về cách dùng từ cũng như cấu trúc một lá thư.

10. Duy trì việc đọc:

Khoảng 12 – 13 tuổi, trẻ em mới có thể hiểu hết được những cuốn sách khá phức tạp mà chúng tự đọc. Đối với trẻ, việc đọc giúp cho các em mở rộng vốn từ và khả năng suy luận. Dĩ nhiên, bạn có thể trải qua những giây phút vui vẻ tập đọc với con.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

CÁCH GIÚP TRẺ HỌC NGOẠI NGỮ HIỆU QUẢ???


Trẻ thông minh hơn ta tưởng

Chia sẻ với các bậc bố mẹ tại buổi nói chuyện “Có nên cho con học ngoại ngữ từ năm bé lên 2 tuổi?” do Hội quán các bà mẹ tổ chức, Chuyên gia tư vấn giáo dục Tâm Như Hạnh cho rằng: “Não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Nếu chúng ta giới thiệu ngoại ngữ càng sớm, khả năng “hút” của miếng bọt biển này càng mạnh”.
Ngoài ra, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Đừng lo các bé bị nhầm lẫn, hay loạn ngôn ngữ, vì đầu óc càng non nớt càng dễ phân biệt và tiếp thu.
Nói về khả năng học ngoại ngữ của trẻ, chuyên gia nhận định: “Một trẻ phát triển bình thường khi được 18 tháng tuổi có thể nói được trung bình khoảng 50 từ. Việc cho trẻ tiếp thu hai ngôn ngữ một lúc sẽ tăng tư duy cho bộ não, đồng thời giúp trẻ nói được nhiều từ hơn so với một đứa trẻ chỉ tập nói một ngôn ngữ.
Điều này không chỉ giúp bé có thể làm quen với ngoại ngữ khác và tiếng mẹ đẻ mà còn giúp bé tự tin, sôi nổi, bạo dạn hơn trong giao tiếp”.

HỌC NGOẠI NGỮ SỚM LỢI ÍCH

Trên thị trường có rất nhiều giáo trình, máy, CD, website, cũng như các trung tâm ngoại ngữ giúp trẻ học. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết phương pháp dạy con và có điều kiện để đưa con đến các trung tâm đó.
Chị Thu Hương, quận Gò Vấp đặt vấn đề: “Không phải bà mẹ nào cũng biết tiếng Anh để dạy con. Thậm chí nhiều bà mẹ biết nhưng sợ phát âm sai nên không dạy. Vậy phải làm sao?”.
Vấn đề không phải là dạy con mà là chơi với con. Nếu bố mẹ không biết tiếng Anh, có thể cùng con học nghe & nói thông qua các từ, các bài hát vui nhộn, trò chơi vận động bằng tiếng Anh trên băng đĩa, tivi…
Các mẹ có thể đưa ra những từ đơn giản đến phức tạp và tận dụng các câu nói hằng ngày. Ví dụ, tới giờ ăn dạy dùng từ “rice” (cơm) và “enjoy your meal” (chúc ăn ngon) cho trẻ, hoặc trong giờ tắm, giới thiệu các từ “face” (mặt), “eyes” (mắt); “nose“ (mũi)... bằng cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Lặp đi lặp lại những từ như thế sẽ giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ một cách rất dễ dàng.
Bạn cũng có thể dán những từ con đã học trên tường nhà, làm thùng thu thập ngôn ngữ cho con. Mỗi ngày, cha mẹ cho con làm quen với một, hai từ. Sau một tuần, cùng con mở thùng ra hoặc cùng xem lại những từ đã học để chơi trò chơi đoán chữ. Sẽ rất thú vị và trẻ sẽ nhớ rất nhanh.
Các phụ huynh cũng có thể dạy ngoại ngữ cho trẻ xoay quanh những sinh hoạt hằng ngày và những chủ đề mà trẻ yêu thích như màu sắc, con vật, đặc biệt là tận dụng các bài hát tiếng Anh.
Theo Gia đình & Xã hộ

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Các phương pháp giáo dục sớm???


Trước khi bạn quyết định dạy bé, bạn cần tìm hiểu về điều đó, ở đây tổng hợp một số thông tin về các phương pháp giáo dục sớm.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỪ SỚM

Phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục đi sâu vào việc phát triển tiềm năng của trẻ nhỏ thông qua môi trường học tập được trang bị đầy đủ các giáo cụ đặc biệt, hiện đại, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các cô giáo giỏi chuyên môn.
Hệ thống giáo dục này là một triết lý về sự phát triển của trẻ và đưa ra một hướng dẫn cho sự phát triển đó. Đặc trưng của phương pháp học Montessori như sau:
  • Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau. Thông thường là các trẻ từ 2½ hay 3 tuổi đến 6 tuổi.
  • Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước).
  • Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình ‘làm việc’.
  • Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên (các học cụ giáo dục đặc biệt được Bà Montessori và đồng sự nghiên cứu, sáng tạo và phát triển nên).
Thông qua những kinh nghiệm trên, trẻ sẽ phát triển đầy đủ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần . Phương pháp giáo dục trên được xây dựng để  nhằm phát huy tối đa khả năng đặc biệt cũng như mong muốn học hỏi của trẻ.

Phương pháp Doman

Nhà vật lý trị liệu, Glenn Doman – nhà sáng lập Viện nghiên cứu thành tựu tiềm năng con người (tên viết tắt là IAHP), một tổ chức phi lợi nhuận giúp cho các bậc phụ huynh phát triển tiềm năng cho những bé phát triển bình thường và cả những bé bị tổn thương não. Chương trình của Doman dành cho những trẻ bình thường bao gồm tất cả mọi thứ giúp cho bé phát triển toàn diện từ trí tuệ như đọc và làm toán... cho đến thể chất. Những bài học được trình bày bằng flash card với tốc độ rất nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển não phải.

Phương pháp Shichida

Makoto Shichida là nhà nghiên cứu kỳ cựu trong về phương pháp giáo dục sớm, và người khởi xướng về học bằng phương pháp não phải. Phương pháp Shichida được áp dụng ở rất nhiều nước như Nhật, Malaysia, Singapore. Nhưng những chi tiết đặc biệt của chương trình chỉ được giữ trong phạm vi các trường Shichida. Chi phí để học tại các trường của Shichiada rất cao và danh sách để được vào trường còn rất dài.

Chương trình Signing Time và Baby Signing Time

Chương trình TV Signing Time (ST) cung cấp cho bạn một cách dễ dàng nhất để dạy bé ngôn ngữ bằng cử chỉ (ASL). Chương trình được đánh giá cao, âm nhạc rất hay và người dẫn chương trình rất lôi cuốn (Rachel Coleman), ST đã làm nên những bài học về những kí hiệu cơ thể rất hay cho trẻ em và các bậc phụ huynh. ST được thiết kế cho những bé từ 1 tuổi trở lên và Baby Singing Time được thiết kế dành cho những bé từ 3 tuổi trở lên. Bạn hãy đọc những bài viết Singing tại BrillBaby để biết thêm về những lợi ích của việc hát cùng con bạn.

Bé yêu biết đọc

GS - TS Robert C. Titzer, giáo sư hàng đầu của Mỹ trong nghiên cứu về đề tài học đọc của trẻ nhỏ, lần đầu tiên trên thế giới đã sáng tạo ra bộ băng hình tập đọc dành cho trẻ từ 0 - 3 tuổi Your Baby Can Read (Tạm dịch là Bé yêu biết đọc). Bộ băng hình chứa đựng những thông tin về việc bé của bạn có thể bắt đầu tập đọc khi chỉ mới 6 tháng tuổi. Việc học đọc này sử dụng phương pháp kích thích đa giác quan giúp bé tiếp cận với ngôn ngữ, từ đó phát triển trí não.

Tweedle Wink

Là một sản phẩm của Right Brain Kids. Tweedle Wink là một chương trình tổng thể về việc học theo phương pháp não phải, mà đối tượng là những bé từ 0 – 6 tuổi. Chủ đề gồm âm nhạc, toán, khoa học, đọc, thơ, và nốt cao hoàn hảo. Bạn có thể mua flash card, DVD, CD từ trang web của Right Brain Kids.

TẠI SAO NÊN GIÁO DỤC SỚM CHO CON???


Giáo dục sớm ở trẻ sẽ giúp bộ não phát triển nhanh, đặc biệt thời kỳ trẻ dưới 3 tuổi. Hai đến ba năm sau khi sinh, bộ não phát triển tương đối nhanh.
abc_blocks
Giáo dục sớm ở trẻ sẽ giúp bộ não phát triển nhanh, đặc biệt thời kỳ trẻ dưới 3 tuổi. Hai đến ba năm sau khi sinh, bộ não phát triển tương đối nhanh. Lúc mới sinh bộ não nặng 350 – 400 g, bằng 25 % não của người lớn; trẻ 6 tháng bộ não gấp 2 lần lúc sinh, chiếm 50 % não người lớn. Khi được 2 tuổi não nặng gấp 3 lần mới sinh, ước tính 75 % não người lớn; khi được 3 tuổi là gần với não người trưởng thành, sau đó tốc độ phát triển tương đối chậm.
Sự phát triển của não bộ có liên quan mật thiết đến môi trường bên ngoài và các cách giáo dục sớm
Giai đoạn đầu là thời kỳ then chốt cho sự phát triển tâm lý và học tập, tuổi càng nhỏ, phát triển càng nhanh, dưới 3 tuổi, đặc biệt là dưới 5 tuổi, trí tuệ và năng lực của trẻ biến chuyển theo từng ngày. Thời kỳ này dễ có những nhận biết mọi thứ một cách nhanh nhạy, đây cũng là thời gian then chốt cho cho học tập.
Con người từ lúc sinh đã ẩn chứa nhiều tiềm năng, nếu không có môi trường phong phú kích thích sẽ làm tiềm năng này khó phát huy mà bị mất đi, vĩnh viễn không lấy lại được. Ví dụ như người mắc bệnh đục tinh thể bẩm sinh, nếu qua 5 tuổi làm cuộc phẫu thuật, mặc dù có thể lấy lại được thị lực, nhưng không thể nhận biệt được hết mọi thứ. Có thể nói thời kỳ hoàng kim của việc giáo dục đối với trẻ là dưới 3 tuổi.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trẻ sơ sinh không chỉ là có thể bú sữa, ngủ; thực tế có thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác. Kích thích tiếp nhận càng phong phú, chức năng của bộ não càng phát triển mạnh.

NÊN GIÁO DỤC TỪ SƠM???

Giáo dục sớm có thể đem lại cho trẻ 5 tố chất cần thiết sau:

  1. Não linh hoạt, hai nửa bán cầu được mở rộng, biểu hiện thành tư duy nhạy bén, tưởng tượng phong phú, chức năng não bộ cũng phát triển.
  2. Có thân thể cường tráng, thích đùa vui vận động, biểu hiện cuộc sống cũng như nhiều thói quen tốt trong cuộc sống
  3. Hứng thú với nhiều sở thích, bao gồm bơi lội, quan sát, đặt câu hỏi, biểu đạt, xem xét, nhận biết chữ, đọc.
  4. Có phẩm chất tính cách tốt, bao gồm sự tự tin, dũng cảm, tự điều chỉnh cuộc sống, thích lao động, thích giao tiếp, quan tâm đến người khác.
  5. Thích những đồ vật đẹp, thích nghe âm nhạc khiêu vũ, thích mỹ thuật, nhiệt tình với cuộc sống, nhạy cảm với ngôn ngữ hành vi
Cha mẹ nên căn cứ theo đặc điểm giới tính hay năng khiếu bẩm sinh mà chọn phương thức giáo dục cho phù hợp. Đặc biệt giáo dục sớm ở trẻ nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
  1. Bồi dưỡng sở thích của chính bản thân trẻ, đừng áp đặt nguyện vọng của mình cho con cái mà để chúng được phát triển những cái mình thích.
  2. Giáo dục con cái nên tuân theo từng bước, tuần tự, không nên vội vàng dạy con quá nhiều thứ cũng một lúc.
  3. Bạn chỉ có thể thuận theo sự phát triển của trẻ, không nên nóng vội đốt cháy giai đoạn.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Học ngoại ngữ sớm giúp bé phát triển trí thông minh

Học ngoại ngữ sớm giúp bé phát triển trí thông minh

Học ngoại ngữ sớm giúp bé phát triển trí thông minh
Học ngoại ngữ sớm giúp bé phát triển trí thông minh Theo một số chuyên gia, bé học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ lại càng cao
Bà Helen Doren – Nhà ngôn ngữ học người Anh, người đã lập ra một khoá học tiếng Anh cho trẻ em trong khoảng từ 6 đến 18 tháng tuổi cho biết: “Không bao giờ là sớm để bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ em”.
Nhưng cho trẻ học ngoại ngữ như thế nào để phát huy tốt khả năng học tiếng của trẻ và tạo cho trẻ niềm thích thú, đam mê trong khi tham gia học tiếng?
Sau đây mà một số nguyên tắc học ngoại ngữ chính thường được áp dụng:



1. Học càng sớm càng tốt:
Hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều trong việc dạy ngoại ngữ cho trẻ. Một số cha mẹ cho rằng, trẻ con nói Tiếng Việt còn chưa rõ biết gì mà học tiếng Anh?
Trẻ em bắt đầu học cách trở thành độc giả và thính giả ngay từ khi 3-4 tuổi vì chúng bắt đầu hình thành thế giới ngôn ngữ và trí tưởng khi được tiếp xúc lần đầu tiên với những câu chuyện của cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là một ngoại ngữ khi chúng mới bi bô tập nói. Vì thế, học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao.
Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn việc bé giỏi ngoại ngữ đó mà còn làm cho trẻ thông  minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ là quan trọng, ngôn ngữ phát triển giúp trẻ nhỏ khá hơn trong mọi lĩnh vực.
2. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ:
Nếu chỉ chú trọng dạy song song hai thứ ngôn ngữ cho trẻ mà không phân biệt rạch ròi hai thứ ngôn ngữ thì dễ dẫn đến lẫn lộn - thậm chí “loạn ngôn” như người ta thường nói.
Khi đó, bộ não trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết khi con người cần giao tiếp với nhau. Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ cho trẻ từ khi còn rất nhỏ, bạn hãy đợi con đến 3- 4 tuổi và bắt đầu.


3. Học dưới nhiều hình thức:
Nếu bạn thật sự muốn việc học tập ngoại ngữ của con bạn có hiệu quả, bạn hãy tạo cho con bạn một môi trường học tập tất cả bằng tiếng Anh như: xem TV bằng tiếng Anh, nghe nhạc tiếng Anh, xem truyện tranh tiếng Anh...
Có thể trẻ không hiểu những gì trẻ được nghe và xem nhưng sống trong môi trường như vậy sẽ giúp ích cho sự thích nghi sau này của trẻ.
Máy tính và Internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt vì chúng phải động não vì những instructions (hướng dẫn) trong đó.
4. Đừng bao giờ hỏi con cái đó tiếng Anh là gì?
Đây là điều tối kị khi giúp học trẻ tiếng Anh. Đừng bao giờ hỏi con cái bút trong tiếng Anh là gì nhỉ? Thay vào đó, bạn hãy cầm cái bút lên và hỏi: “What is this?”



Các thiết bị trợ giúp cho trẻ yêu thích học tiếng anh GIÁO TRÌNH POPODOO HỌC TIẾNG ANH
                                                                                


    BÚT THÔNG MINH POPODOO KID

Học ngoại ngữ sớm giúp bé phát triển trí thông minh

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm

Kết hợp Phương pháp “Bé yêu biết đọc” của Tiến sĩ Robert Titzer và “Phương án 0 tuổi” của Giáo sư Phùng Đức Toàn.
Khoa học đã chứng minh, trước 6 tuổi, đại não đã phát triển tương đối hoàn thiện. Do đó, giai đoạn 0 đến 6 tuổi là cơ hội tốt nhất để xây dựng cho trẻ nền tảng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển mỗi ngày, lượng thông tin trong xã hội cũng trở nên tăng vọt, mục tiêu hàng đầu của giáo dục hiện đại không còn gói gọn đơn thuần ở việc dạy trẻ những kiến thức sẵn có, mà chính là dạy trẻ kỹ năng tự học suốt đời. Trẻ có kỹ năng tự học suốt đời sẽ dễ dàng thích nghi, phát triển một cách tích cực và nổi trội trong cuộc sống sau này. Kỹ năng tự học suốt đời thể hiện ở sự đam mê học tập, tò mò, và có óc phân tích. Sách chính là nguồn tài liệu vô tận để trẻ thỏa lòng đam mê, tìm tòi kiến thức mới ngay cả khi trẻ trưởng thành và rời ghế nhà trường.

LỚP TIẾNG ANH CHO TRẺ EM



 Phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm giúp trẻ ham thích khám phá, có khả năng đọc sách tốt và nhanh từ khi còn rất nhỏ. Có được kỹ năng đặc biệt này, trẻ sẽ rất có hứng thú và say mê sách, cũng như phát triển nổi trội cả về thể chất lẫn tinh thần so với trẻ em cùng lứa. Giáo dục thời kì sớm là gì? Con người là động vật có tinh thần. Não là bộ máy của trí tuệ. Chức năng bộ não được Engels ca ngợi là “loài hoa đẹp nhất trên trái đất”. 0 tuổi (thai nhi) – 6 tuổi là thời kì bộ não phát triển nhanh chóng. Trước thời kì bộ não phát triển, nó là thời kì sớm nhất của con người. Ở thời kì này, chúng ta nên dành cho trẻ sự ảnh hưởng, dẫn dắt, bồi dưỡng khai phá tiềm năng, tức gọi là giáo dục sớm. 


Giáo dục sớm là một môn khoa học, hiểu theo ý nghĩa nào đó, cũng có thể là một môn khoa học mới ra đời. Nhất là giáo dục từ lúc thai nhi đến lúc 3 tuổi, cơ hồ nó chỉ cònlà một khoảng không, một khoảng đất hoang chưa khai khẩn, chờ mọi người đi khai khẩn, cày ruộng và làm cỏ. Giáo dục sớm là một loại khách quan tồn tại. Dù bạn tán thành hay không tán thành, thừa nhận hay không thừa nhận, tin hay không tin, cha mẹ người thân, hoàn cảnh gia đình, và xã hội đều tiến hành một loại giáo dục nào đó đối với thai nhi, trẻ sơ sinh. Không giáo dục là không tồn tại. Do đó, giáo dục sớm là giáo dục được mọi người tham gia và phổ biến nhất, số người tham gia đông nhất, lịch sử giáo dục dài nhất.






 Đơn giản tiện lợi nhất, đầu tư tiết kiệm nhất. Người khởi xướng “Phương án 0 tuổi”, chính là người có ý thức, tự giác, toàn diện, có khoa học, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của thai nhi, trẻ sơ sinh, để tiến hành giáo dục sớm, có thể khai thác đầy đủ tiềm năng của trẻ sơ sinh, làm cho bé trưởng thành toàn diện. “Phương án 0 tuổi” chính là lấy lý luận và thành quả thực tiễn của chính mình đề xướng trước mọi người, cải tiến sau mọi người, làm cho nhiều bé nhận được giáo dục tốt đẹp, bồi dưỡng nhiều trí tuệ thiếu nhi, để trở thành nhân tài, xuất hiện nhiều nhân tài, nỗ lực phấn đấu, để đề cao tố chất và sự nỗ lực phấn đầu của toàn bộ nhân loại.
GIAO TRÌNH TIẾNG ANH GIÚP BÉ HỌC HIỆU QUẢ
Ý nghĩa của việc giáo dục sớm. Giáo dục sớm có ý nghĩa đặc biệt với sự trưởng thành của nhân tài, và là một bước đột phá của khoa học giáo dục. Sự giáo dục này thúc đẩy bộ não người tăng trưởng, khiến cho chức năng của bộ não có xu hướng hoàn thiện. Sự giáo dục này khai phá sự tiến hóa của kí ức hàng triệu năm phát triển nhân loại, và kho dự trữ tiềm tàng trong cơ thể. Nó là sự phát triển trí lực của con người vào thời kì tốt nhất. Sự giáo dục thời kì sớm, làm cho trẻ hình thành những tính cách tốt đẹp. Tóm lại, bé là công trình đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển tốt đẹp của nhân tài và đời sống con người. Phương châm chỉ dẫn của “Phương án 0 tuổi” Sự phát triển toàn diện sẽ thúc đẩy trẻ sơ sinh phát triển đầy đủ và các cá tính sở trường đặc biệt, làm nên triển vọng kế tiếp, giáo dục khai thác rộng lớn. 

Mục tiêu của “Phương án 0 tuổi” Bồi dưỡng cho trẻ em sự sáng tạo vững chắc, khỏe đẹp, thông minh trí tuệ, tính cách phẩm chất ưu tú, có hứng thú rộng rãi, hoặc biểu hiện sở trường đặc biệt ở một phương diện nào đó. Kích thích sự phát triển kế tiếp và phát triển suốt cuộc đời con người để tạo nên một nền tảng tốt đẹp. Nguyên tắc giáo dục của “Phương án 0 tuổi” Tuân theo nguyên tắc khởi đầu từ 0 tuổi, nguyên tắc kích thích sự hứng thú, nguyên tắc chỉ dẫn tiếp tục, nguyên tắc biến khó thành dễ, nguyên tắc học đường và cuộc sống, nguyên tắc giáo dục sớm ở gia đình và nhà trẻ nơi sự giáo dục được coi trọng như nhau. 

Nội dung giáo dục của “ Phương án 0 tuổi” Trong phạm vi tâm sinh lý con trẻ có khả năng kế thừa và phát huy, vì vậy cuộc sống tinh thần của chúng rất phong phú, dưới tiền đề kích phát sự hứng khởi của trẻ, tiến hành giáo dục tùy cơ, không phân biệt khoa học, không giảng giải hệ thống, không chú ý nông sâu, không lập tức cầu ý giải, cũng không coi trọng kiểu mẫu trường lớp của tài liệu và sự cứng nhắc cố định của việc phân biệt chương mục rõ ràng. “Phương án 0 tuổi” đã đưa ra nội dung tham khảo dạy học đại cương 15 mặt và hơn một trăm mục hoạt động tham khảo.

 Đây chính là “bộ công cụ ưu việt” để khai mở tiềm năng trí tuệ, tố chất thông minh, tài năng, bồi dưỡng nhân cách cao đẹp cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của nhân tài. Phương thức giáo dục “Phương án 0 tuổi” Dạy trẻ từ khi còn là thai nhi, thuấm nhuần hoàn cảnh giáo dục, giáo dục vui chơi trong cuộc sống, giáo dục học đường trong sự hoạt bát, giáo dục tình cảm khoa học. Nét đặc sắc giáo dục của “Phương án 0 tuổi” - Đem tính cách, phẩm chất tốt đẹp bồi dưỡng hàng đầu, nuôi dưỡng thành đứa trẻ có tính cách vui vẻ hoạt bát, an tĩnh, chuyên chú, tích cực hướng thượng, dũng cảm tự tin, cần cù lương thiện, ý chí kiên cường, trở thành thiếu nhi có tính độc lập, sáng tạo. - Biết chữ sớm chọn cách viết chữ thành thạo, vui chơi biết chữ và xem đọc biết chữ, khiến cho trẻ thơ nhận biết được vật. 3, 4 tuổi thoát nạn mù chữ, đi sâu vào việc xem đọc , phổ biến. “Phương án 0 tuổi” cho rằng điều kiện giáo dục như nhau, trẻ thơ học ngôn ngữ thị giác (đọc nhận chữ) và học ngôn ngữ thính giác (nghe và nói) đều dễ như nhau. 



Từ xưa đến nay, đây là sự biến đổi có ý nghĩa đưa thời đại về thực tiễn và lý luận dạy học biết chữ. - Tạo điều kiện cho trẻ học ngoại ngữ sớm để trẻ em xem việc học ngoại ngữ cũng như học tiếng mẹ đẻ và trẻ có thể học một cách tự nhiên, chuẩn mực như trẻ học tiếng mẹ đẻ. - Giáo dục của “Phương án 0 tuổi” là hướng về giáo dục tố chất phổ biến của toàn thể trẻ thơ, không phải là giáo dục vượt cấp, giáo dục thiên tài. Nhưng trên cơ sở phổ biến, những gia đình và nhà trẻ thực hiện theo “Phương án 0 tuổi” một cách kiên trì, khoa học và sự nghiêm túc tất yếu sẽ xuất hiện hàng loạt nhi đồng thông minh sớm. Đây là điều mà chúng tôi hằng mong đợi, cũng là để chứng minh thực tiễn rằng: mọi đứa trẻ đều là Thần đồng, trẻ không bình thường cũng là Thần đồng nếu có phương pháp giáo dục ưu việt để khai mở tiềm năng trí tuệ thiên bẩm vốn có của mỗi con trẻ. 

Vì vậy, “Phương án 0 tuổi” coi trọng và động viên phát triển sở trường đặc biệt của trẻ thơ, cho trẻ học vượt, nâng cao vượt cấp. “Phương án” cho rằng, thiếu nhi đồng sớm thông minh có nhiều hình thức như: hình thức ca múa dưới trăng, hình thức tăng cường, hình thức sở trường đặc biệt v.v…, chúng đều là những nhân tài mầm non có tố chất cao. Cho đến nay “Phương án 0 tuổi” đã cho ra đời vài ngàn trẻ thơ thông minh tài năng, đặc biệt trong đó có nhiều tài năng được coi là xuất chúng, hiếm có của nhân loại từ xưa đến nay!
Phương pháp giáo dục của “Phương án 0 tuổi” Dạy trong linh hoạt, học trong trò chơi, người dạy có ý mà người học vô ý; trong lúc chơi có học, và trong học hành có chơi; bé tự quen với môi trường và người lớn làm gương dẫn dắt; tích cực ám chỉ, chú trọng khích lệ; phải yêu thương dạy dỗ, nhưng không thể quá nuông chiều; chú ý thái độ yêu thương để khống chế tâm tự, phải nuôi dưỡng trẻ có thói quen hình thành tính cách nhất định v.v… 

Cần phải để con cái học và chơi trong tâm trạng vừa cười vừa nói, vừa thương lượng vừa bàn bạc, vừa có động lại vừa có tĩnh, vừa có câu hỏi lại vừa có câu trả lời, đồng thời nâng cao trí lực cho trẻ, nhất định phải có phẩm chất tâm lý trí lực. “Phương án 0 tuổi” phản đối việc giáo dục trẻ sơ sinh hoặc giáo dục thời kì sớm mà nói thành “giáo dục trước tuổi đi học” Vì điều này, dễ dàng khiến người ta hiểu sai là đứa trẻ vẫn chưa đến tuổi đi học, hơn nữa “học trước” và “dạy dỗ” là tự mâu thuẫn với nhau. “Phương án 0 tuổi” vẫn cho rằng nhà trẻ truyền thống phải thay đổi các xu hướng “chăm sóc hóa”, “tiểu học hóa” và “quí tộc hóa” đang ngày càng trở nên phổ biến, nó sẽ làm hạn chế sự phát triển đầy đủ các tố chất và sự hồn nhiên vốn có của trẻ thơ.

 Dựa theo lý luận của “Phương án 0 tuổi” Học thuyết về sự phát triển sớm nhất và tiềm năng lớn của con người là dựa theo nhân chủng học của “Phương án 0 tuổi”; học thuyết phát triển kích thích thông tin bên ngoài, và hiện tượng phát triển đầy đủ nhất trong các cơ quan của cơ thể ở bộ não con người, là sinh lý học của “Phương án 0 tuổi”. Năng lực thích ứng đặc biệt của trẻ sơ sinh để đạt được những đặc điểm tâm lý như mẫn cảm, ghi nhớ ấn tượng, hiểu được tình cảnh, bản năng bắt chước, hoạt động hứng thú, tìm tòi vô ý thức v.v… là dựa theo tâm lý học của “Phương án 0 tuổi”. 



Giáo dục không những thúc đẩy nhi đồng phát triển mà còn chống lại suy nghĩ tiêu cực là đợi đến con cái phát triển đầy đủ mới dạy dỗ, cùng với học thuyết giáo dục tố chất là dựa theo giáo dục học của “Phương án 0 tuổi”. Giáo dục kế tiếp của “Phương án 0 tuổi” Giáo dục kế tiếp của “Phương án 0 tuổi” cũng rất quan trọng nên phải đi vào quỹ đạo giáo dục tiểu học, trung học với chất lượng cao, mới có thể làm cho tố chất cơ bản của trẻ thơ được khai phá đạt đến sự phát triển tốt hơn. Giáo dục thời kì sớm là nguồn gốc và cơ sở giáo dục siêu thường. Khi giáo dục thời kì sớm được phổ cập thì giáo dục siêu thường cũng phát triển theo và sẽ thay thế giáo dục phổ thông. 

Điều này cần phải có sự phấn đấu và sáng tạo của các thế hệ sau. Lý tưởng cuối cùng của “Phương án 0 tuổi” Thực hiện giáo dục thời kì sớm để hướng tới hiện đại hóa, hướng tới thế giới và hướng tới mục tiêu chiến lược sau này, biến gánh nặng dân số của nước ta thành nguồn tài nguyên trí lực vô tận, biến vấn đề nuôi dậy con cái khó khăn vất vả thành niềm hạnh phúc vô bờ bến, đồng thời thúc đẩy biến đổi lớn về tư tưởng giáo dục và thể chế giáo dục

TẦM QUAN TRỌNG GIÁO DỤC TỪ SỚM???

Có nên cho bé học tiếng Anh từ sớm? Giáo sư chuyên nghiên cứu về giáo dục từ trước tuổi đến lớp ,Button L Whitethuộc trường đại học Havard Mỹ đã viết một cuốn sách với tựa đề: " the new first three year of life" nhấn mạnh hai quan điểm quan trọng nhất trong quá trình giáo dục ngôn ngữ từ sớm cho trẻ . - Sự phát triển ngôn ngữ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc bồi dưỡng các kỹ năng khác như khả năng biểu đạt, hành vi động tác, tư duy logic và hinh thành nhân cách v..v - Não bộ của ngươì bình thường sẽ hoàn thành 100% sự phát triển khi 17 tuổi, trong đó: 0 – 4 tuổi: phát triển 50% 4 – 8 tuổi: đạt đến 80% Nếu em bé của bạn không bắt kịp thời kỳ mà tốc độ phát triển nhanh chóng nhất từ 0 – 6 tuổi thì sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc học tập của trẻ trong suốt 10 năm tiếp theo.



MỖI ĐỨA TRẺ LÀ MỘT THIÊN TÀI!!! Năm 1890, nhà sinh vật học người Nga,Ivan Pavlov đã từng nói rằng: "Nếu bạn bắt đầu về việc giáo dục sau khi con chào đời 3 ngày thì bạn đã muộn mất 2 ngay rồi, vì thế học tập sớm một ngày thành công nhanh một bước học tập muộn một ngày khó khăn bội phần hơn" Quan trọng chúng ta cần rèn luyện cho bé một thói quen học tập tốt( ví dụ thói như thói quen đọc sách) thì đảm bảo sẽ có đuợc thói quen đó suốt đời. Hơn nữa ngôn ngữ lại là một "kỹ năng", nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sinh tồn cạnh tranh trong xã hội của mỗi con người trong tương lai.

Dạy con điều hay, ngăn chặn ngay điều dở

GIÚP BÉ HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ


Khi con đi học, ngoài những điều bé học được ở trường thì vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là vô cùng quan trọng và cũng đầy thách thức. Trên thực tế, việc dạy dỗ một đứa bé đã đến trường khó khăn hơn nhiều so với dạy bé lúc nhỏ.

Những hành vi xấu thường gặp ở trẻ nhỏ:
- Gây gổ với anh chị em trong nhà, quan hệ không tốt với bạn bè;

- Nói leo hoặc trả treo, cãi lời bố mẹ, thầy cô;

- Bắt nạt người khác, thường xuyên từ chối yêu cầu của người khác;

- Tỏ ra bất lịch sự, khoe khoang, tự đắc và vô trách nhiệm (ví dụ thường thấy là bé có thái độ cười nhạo khiếm khuyết hoặc điểm yếu của người khác);

- Nói dối, trộm cắp…

Nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi đi học thường than phiền rằng các bé không còn ngoan ngoãn, đáng yêu như trước nữa, cách cư xử của bé với bố mẹ và những người xung quanh bắt đầu có sự thay đổi theo chiều hướng không như bạn kỳ vọng. Các bé ở độ tuổi đến trường thường thể hiện bản thân một cách quyết liệt hơn, sẵn sàng ngắt lời hoặc “chỉnh” ngay nếu nhận thấy những điều không hợp lý từ bố mẹ, thầy cô, anh chị em hay bạn bè.

DẠY TIẾNG ANH CHO TRE EM

Những hành vi không hay của con có khi lại "bắt nguồn" từ chính những luật lệ của bố mẹ (Ảnh: Inmagine)
Những biểu hiện ấy thường bắt nguồn từ việc bé phải gồng mình lên “gánh” hàng loạt các yêu cầu: phải làm việc này, không được làm việc kia, đừng đụng đến thứ nọ… Nhiều phụ huynh nghĩ rằng càng có nhiều luật lệ thì con càng dễ dàng vào “khuôn khổ”, nhưng thực ra như thế lại khiến con trẻ bị áp lực tâm lý. Và phản ứng đáp trả như trên là một trong những cách chống đối lại. Trong khoảng thời gian này, bạn cần có những nguyên tắc cụ thể để giúp con tránh được những hành vi không tốt.

Bí quyết xây dựng những hành vi tích cực:

- Cho phép con thể hiện cá tính độc lập. Trong một số trường hợp, không nên bắt buộc con phải nhất nhất “nghe lời”, hãy để bé bày tỏ quan điểm của mình kể cả khi nó trái ngược hoặc phủ định với những gì bạn vừa nói. Cũng như người lớn, trẻ em có nhu cầu bày tỏ suy nghĩ của mình.



- Nói chuyện với con một cách thẳng thắn và tôn trọng, đừng đưa ra những nguyên tắc áp đặt mà hãy giải thích cho bé hiểu nguyên nhân đưa đến sự việc hoặc vấn đề. Hãy để con lắng nghe, tiếp thu và thảo luận cùng bạn – giao tiếp là phương pháp tốt nhất để giáo dục và định hình nhân cách của một đứa trẻ.

- Trấn an con. Nhiều bé thường tỏ ra độc lập và có vẻ không cần sự quan tâm, chăm sóc, nhưng thực chất đứa trẻ nào trên đời cũng đều rất cần sự yêu thương, che chở và an ủi từ bố mẹ. Vậy nên, dù thế nào, bạn cũng cần cho con cảm nhận được rằng bạn sẽ luôn ở bên khi bé cần.



- Rèn thói quen tốt: thói quen, giờ giấc sinh hoạt hằng ngày thường đóng vai trò quan trọng đối với mọi đứa trẻ. Bạn nên giúp con hình thành thời gian biểu một cách khoa học, sau đó thực hiện đều đặn, nghiêm túc và chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết.

- Đừng để con bị “quá tải”. Trước khi yêu cầu con làm điều gì, bạn hãy cân nhắc độ tuổi và khả năng của bé. Tuyệt đối không nên đòi hỏi con làm quá nhiều thứ cùng một lúc, trẻ con thường không thể ổn định tâm lý nếu bị bố mẹ gây quá nhiều áp lực.

- Dành thời gian trò chuyện với con về trường lớp, bạn bè. Hãy chú ý lắng nghe, quan sát để hiểu hơn những gì con cảm nhận về trường học, bạn bè và cả những khúc mắc mà con đang gặp phải. Phụ huynh tốt là người biết đặt mình vào vị trí của con trẻ và đưa ra những lời khuyên tốt nhất, chứ không phải người trách mắng con – điều này sẽ làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.

- Bỏ qua những lỗi nhỏ, bạn cần giữ bình tĩnh và hạn chế phàn nàn con trẻ, hãy bỏ qua những lỗi nhỏ để uốn nắn những điều quan trọng hơn vì nếu cứ bị “chấn chỉnh” liên tục, con bạn sẽ rất dễ mệt mỏi và bối rối. Nếu con có sai phạm, bạn đừng nhắc đi nhắc lại lỗi lầm, hãy chỉ nhắc nhở con một cách tích cực, như: “Con nên suy nghĩ về những gì mình vừa làm,” hoặc “Mẹ nghĩ giá như con đừng làm như vậy thì sẽ tốt hơn.” Tuy vậy, bạn cũng hãy sẵn sàng đưa ra hình phạt thích đáng với những trường hợp nghiêm trọng.

- Khen con một cách cụ thể. Những lời khen luôn có tác dụng tích cực đối với bọn trẻ nhưng bạn đừng đưa ra lời khen chung chung, hãy dành cho con những lời khen chính xác, cụ thể về những điều bé đã làm được. Như vậy con bạn sẽ hiểu rằng bố mẹ biết những việc tốt mà bé làm được và cố gắng phát huy điều đó. Thường xuyên nhấn mạnh, khuyến khích những hành vi tốt mà con nên thể hiện.



Khen đúng cách cũng giúp con không hư (Ảnh: Inmagine)
- Nói với con về những gì bé đã làm: có thể con không ý thức được những hành động sai trái của mình. Trong trường hợp này, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh để phân tích cho con hiểu lời nói hay việc làm của con ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và những người xung quanh. Và không chỉ bằng lời nói, đôi khi “để mặc” cho con thấy hậu quả của những gì mình gây ra cũng là một cách hiệu quả giúp bé thay đổi hành vi. Chẳng hạn, nếu bạn đã nhắc nhở nhiều lần mà con vẫn không bỏ được tính bừa bãi thì hãy để bé tự tìm kiếm đồ đạc ngay trong đống bừa bãi ấy. Sau một vài lần bạn kiên quyết, bé sẽ tự biết phải làm gì.

- Cắt ngang hành vi xấu của bé: bạn có thể dùng nhiều cách khéo léo để “đánh lạc hướng”. Chẳng hạn, nếu các con bạn đang cãi nhau, hãy nói với chúng rằng “Bây giờ các con có thích đi bơi không?” hoặc khi bé đang có một thái độ nào đó không hay, bạn hãy nói “Sao con không xem bộ phim hoạt hình thú vị này nhỉ?” Một khi lôi kéo trẻ vào chủ đề khác thành công, bạn đã ngăn chặn được hành vi xấu của con mình.

Đặc điểm phát triển chung của lứa tuổi 3, 4, 5




Lên 3, thế giới của con đã mở rộng ra rất nhiều, và cùng với đó, con cũng “trưởng thành” hơn rất nhiều. Bố mẹ cần biết gì về sự phát triển của con để chuẩn bị cho con thật tốt bước ra thế giới? Bạn chưa tự tin ư, hãy cùng Webtretho tìm hiểu nhé.



Trẻ 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi có cái nhìn về thế giới rộng mở hơn, các khái niệm về thời gian và không gian bắt đầu có những biến đổi thú vị. Các bé bắt đầu hiểu được sự phức tạp của thế giới xung quanh và nhận ra sự khác nhau giữa thực và giả. Chúng thường hỏi những câu kiểu như “Buổi tối chim có đi ngủ không mẹ?”, “Hồi ba còn nhỏ thì có con khủng long không?” và “Mấy cô chú trong TV đó là người thiệt hay giả bộ vậy mẹ?”



"Buổi tối chim có đi ngủ không mẹ?" (Ảnh: Inmagine)
Với chúng, quá khứ được phân thành: hồi nãy, hôm qua, tuần trước, tháng trước, hồi xưa, hồi ba mẹ nhỏ xíu… Tương lai thì được chia thành: ngày mai, sắp… rồi, hay mai mốt con lớn. Mặc dù có thể không biết tên của các mùa trong năm nhưng trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tìm ra các mối tương quan, chúng có thể liên tưởng mùa hè với tiết trời oi bức, cả nhà đi du lịch tắm biển, mùa thu với lá vàng và Tết Trung Thu…

Giống như thời gian, không gian được chia thành nhiều loại: Có những nơi gần và ta có thể đi bộ đến; có những nơi xa không thể đi bộ được; và cũng có những nơi rất rất xa, như châu Phi, mặt trăng. Các bé cũng chia mọi người xung quanh theo mức độ già trẻ, chẳng hạn như con nít, người lớn đi làm, người già ở nhà. Các sự vật có thể sống hoặc không, người và loài vật có thể sống hoặc chết, và mọi thứ có thể thật hoặc giả.

Tới 3 tuổi, các triệu trứng “bướng bỉnh trẻ lên 2” sẽ dần hết và trẻ sẽ đằm tính hơn. Trẻ 3 tuổi có khả năng tập trung tới vài phút để làm một việc gì đó và thích chơi đùa với các trẻ khác hơn. Tới thời điểm này, trẻ cũng biết biểu lộ nhiều dạng cảm xúc hơn. Chúng có thể buồn hoặc tỏ ra đăm chiêu, có thể ganh tị, cảnh giác, sợ hãi hoặc hài lòng, vui vẻ, khoái chí. Các bé cũng nắm bắt được nhiều hơn cảm xúc của người khác. Chúng biết nên làm cho người lớn hài lòng, với một động lực hết sức mạnh mẽ là được người khác khen ngợi và yêu thương. Mặc dù trẻ 3 tuổi có khuynh hướng ít giận dữ hơn trẻ lên 2, nhưng khi mệt hoặc đói thì chúng cũng không ngoan được đâu.


Trẻ 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi ngày càng ý thức mình là một thành viên trong một tập thể. Chúng dành phần lớn thời gian để tạo dựng và giữ vững vị trí với các trẻ đồng trang lứa. Chúng cũng dễ dàng sử dụng vốn từ vựng của mình để khen, chê và “chỉnh” những đứa trẻ khác nhằm hướng sự chú ý vào khả năng của chúng và thuyết phục các bạn cùng chơi chấp nhận ý tưởng mà chúng đưa ra.

Trẻ 4 tuổi thích chơi với trẻ khác, có thể dọa dẫm hoặc hứa hẹn để giành lấy một đứa bạn hoặc để được “kết nạp” vào một nhóm bạn. Vậy nên ở trường mẫu giáo, bạn có thể rất hay nghe thấy những câu như “Mình làm bạn của nhau nhé” và “Mình không chơi với bạn đâu.”

Trẻ 4 tuổi cần nhiều không gian để chơi, vì trò nào chúng cũng có thể chơi được cả, đặc biệt là thích trò “siêu nhân” và “quái vật”. Mặc dù đã biết chia sẻ đồ chơi với nhau và thay phiên chơi chung một món đồ nhưng chuyện giành đồ chơi giữa các bé 4 tuổi vẫn xảy ra như cơm bữa. “Chiến tranh” thường bắt đầu bằng việc cãi nhau rồi kết thúc bằng xô đẩy, đấm, đá. Thường thì các bé cũng không thể làm nhau đau lắm đâu, nhưng người lớn vẫn phải canh chừng.

Lên 4 tuổi, bé thích khám phá những điều mới lạ như đu xích đu, nhớ tên các loại khủng long, đếm từ 1 tới 20, và chơi game trên máy tính. Chúng tin vào những gì chúng nhìn thấy, nghe thấy và chạm tay vào. Nếu một đứa trẻ 4 tuổi nghĩ rằng ly nước trái cây của nó ít hơn của bạn thì có nghĩa là ly của bạn thật sự nhiều hơn, dù cả 2 ly đều được rót từ 2 hộp như nhau. Nếu một đứa trẻ 4 tuổi nghe thấy tiếng một con quái vật đang gầm gừ dưới giường thì có nghĩa là thật sự có một con quái vật ở dưới giường, mặc cho bố mẹ có giải thích đến đâu chăng nữa..

Ở tuổi này, bé cũng rất tò mò và rất thích hỏi “Tại sao?”




Trẻ lên 5 có thể kiên trì vẽ cho đến khi được bức tranh như mong muốn. (Ảnh: Inmagine)

Trẻ 5 tuổi

Trẻ 5 tuổi dường như lớn hẳn lên trên nhiều phương diện. Giống như khi 4 tuổi, trẻ 5 tuổi thích khám phá những điều mới lạ, nhưng chúng có thể kiên trì luyện tập để thành thục hơn. Ví dụ khi vẽ một cái cầu vồng, một ngôi nhà hay tự họa chân dung, chúng có thể cố gắng vẽ đến khi nhìn được bức tranh như chúng muốn.

Trẻ 5 tuổi cũng thích chơi trò đóng vai các nhân vật khác, nhưng ở mức độ công phu hơn. Trước khi chơi, trẻ thường chuẩn bị các đạo cụ để đảm bảo câu chuyện được diễn ra theo một trình tự hợp lý. Nếu mở “show trình diễn”, chúng sẽ làm sân khấu, bán vé và thay đổi phục trang trước khi trình diễn. Mở màn, chúng có thể sẽ bước lên sân khấu giới thiệu nội dung của buổi diễn, sau đó diễn một vài cảnh, rồi kết thúc bằng việc cúi đầu chào kiểu cách kèm theo những tràng pháo tay rộ lên.

Trẻ 5 tuổi thích dùng và diễn giải các ký hiệu, biểu tượng. Hầu hết trẻ ở độ tuổi này rất nghiêm túc muốn học hỏi, và một số có thể học các cơ chế đọc viết nhanh hơn những đứa khác. Chúng thích tự mình đọc menu và gọi món, diễn giải các biển báo giao thông, tự viết danh sách các món đồ cần mua, và tự viết tên lên nhãn tập hoặc các bức tranh do chúng vẽ. Chúng có thể hình dung ra trong đầu những vấn đề đơn giản và có thể nắm bắt khái niệm cộng trừ, dù có thể chúng phải xòe tay ra đếm trước khi trả lời.

Những đứa trẻ 5 tuổi có cơ hội sử dụng máy tính thường thích các chương trình tương tác. Chúng có thể hiểu, áp dụng các luật chơi và nếu như mỗi lần trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến kỹ năng đọc, viết và tính toán và được máy tính hiện ra câu chúc mừng hoặc khen ngợi chúng thì chúng rất thích thú. Trẻ 5 tuổi thích những chương trình cho phép chúng tự giải quyết vấn đề, để chúng tự sắp xếp các nhân vật trên màn hình rồi tạo ra một chuyện tưởng tượng riêng của chúng, và các chương trình hướng dẫn chúng vẽ, tô màu, làm thiệp sinh nhật và thiệp mời.

Trẻ ở độ tuổi này rất có thể tự lập kế hoạch vui chơi trước. Chúng chọn bạn bè tham gia trò chơi dựa trên tiêu chí cùng chung sở thích. Những đứa trẻ thích các trò chơi năng động sẽ chọn chơi các trò leo trèo, chạy và đuổi bắt, chơi bóng hoặc đua xe. Những đứa trẻ thích các trò chơi tĩnh hơn thì sẽ chơi cát, tìm côn trùng hoặc thằn lằn, chơi đóng kịch hoặc tụm lại trò chuyện với một đứa bạn khác.

Có nên cho Trẻ học tiếng Anh từ sớm?


TS Jayne Moon - Giảng viên của Hội đồng Anh khẳng định “Vấn đề cốt yếu của việc học ngoại ngữ là điều kiện thích hợp chứ không phải là độ tuổi bắt đầu. Các điều kiện thích hợp đó là: giáo viên được đào tạo tốt, thông thạo tiếng Anh; chương trình và tài liệu giảng dạy phù hợp với các lứa tuổi; đủ thời gian và cường độ đồng thời đảm bảo tính liên tục và chuyển tiếp”.


Giáo dục từ nhỏ 


Việc xác định xem ở độ tuổi nào thì trẻ em học ngôn ngữ tốt nhất đã được nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ những năm 60. Kết quả nghiên cứu của các nhà sinh lí học thì cho rằng sự phát triển của não bộ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các nhà tâm lý học thì cho rằng: Trẻ em học ngôn ngữ tốt hơn vì ít dựa vào các cách giải thích ngữ pháp và khả năng tư duy miễn dịch. Còn các nhà ngôn ngữ học khẳng định: Khả năng song ngữ không ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh. Thậm chí có thể phát triển hơn các trẻ khác vì dễ hình thành khái niệm hơn và linh hoạt hơn về trí tuệ. Tựu chung lại thì trẻ em bình thường xét ở các góc độ tâm sinh lí và ngôn ngữ đều có khả năng hấp thụ một hoặc hai ngoại ngữ nếu sớm được tiếp xúc với các ngôn ngữ đó trong điều kiện thuận lợi. Trẻ em ViệtNam cũng không phải là ngoại lệ.


Từ những dẫn chứng đó Tiến sĩ Phạm Đăng Bình (Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Anh Mỹ - Đại học Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội) cho rằng “Chúng ta nên cho Trẻ em làm quen với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Ở những nơi có điều kiện nên cho trẻ học ngay từ các lớp mầm non (tức là từ 3 tuổi) thì càng tốt. Nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn học ngoại ngữ dễ dàng nhất này của trẻ, thì đây sẽ là một sự lãng phí về nhân tài và chất xám rất lớn”.

Lợi ích của việc dạy ngoại ngữ ngay từ sớm đã được khẳng định. Vấn Ađề là chúng ta tổ chức việc dạy học như thế nào mà thôi, nghĩa là điều kiện để cho việc học tiếng Anh có hiệu quả cũng quan trọng không kém. TS Jayne Moon - Giảng viên của Hội đồng Anh khẳng định: “Vấn đề cốt yếu của việc học ngoại ngữ là điều kiện thích hợp chứ không phải là độ tuổi bắt đầu. Các điều kiện thích hợp đó là: Giáo viên được đào tạo tốt, thông thạo tiếng Anh; Chương trình và tài liệu giảng dạy phù hợp với các lứa tuổi; Đủ thời gian và cường độ đồng thời đảm bảo tính liên tục và chuyển tiếp”.
Học tiếng anh càng sớm càng tốt


Giáo viên được đào tạo tốt, thông thạo tiếng Anh:
Ở độ tuổi lên 3, trẻ em có thể luyện âm để phát âm được đúng giọng bản ngữ. Tuy nhiên, việc các bé đạt được thành công như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên. Giáo viên phải là người bản ngữ, có giọng chuẩn, có nghiệp vụ sư phạm tốt và có khả năng truyền đạt kiến thức cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, để có được độ tương tác lớn nhất và để giáo viên có thể theo sát lắm bắt tâm lý, chăm sóc kỹ lưỡng từng học sinh thì số lượng học sinh trong lớp phải ít, không quá 15 học sinh/lớp.

Chương trình và tài liệu giảng dạy phù hợp với các lứa tuổi:
Theo các nhà giáo dục học hiện đại, dạy học tương tác là một trong những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại và có hiệu quả nhất trong nền giáo dục ngày nay. Đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Anh, dạy học tương tác là chìa khóa mang lại thành công cho cả người dạy và người học. Một chương trình tiếng Anh tương tác phải đảm bảo được 3 yếu tố: Tương tác giữa học sinh và giáo viên; Tương tác giữa học sinh và học sinh; Tương tác giữa học sinh, giáo viên và các thiết bị giảng dạy hiện đại ( Bảng tương tác Smart Board, máy tính, máy chiếu, loa, đài, đĩa CD và các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng…)

TRƯỜNG QUỐC TẾ CHUYÊN TIẾNG ANH TRẺ EM

Đủ thời gian và cường độ đồng thời đảm bảo tính liên tục và chuyển tiếp:
Một chương trình giáo dục tiếng Anh tốt cần phải được thiết kế thời lượng chương trình cho từng buổi học phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Đồng thời, phải đảm bảo được tính liên tục và chuyển tiếp từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ độ tuổi nhỏ đến độ tuổi lớn. v.v….. Theo các chuyên gia giáo dục, nên cho trẻ tham gia các buổi học trong khoảng thời gian 1h30 phút, mỗi tuần học 2 buối đan xen nhau. Ngoài ra, trẻ em nên theo học các chương trình tiếng Anh có tính liên tục và chuyển tiếp, các bài học có hệ thống và liền mạch tránh việc ngắt quãng hoặc thay đổi giáo trình.

Hiện nay, tại các thành phố lớn đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố HCM đã có nhiều các chương trình tiếng Anh ưu việt dành cho trẻ em được triển khai. Trong đó có chương trình tiếng Anh tương tác Happy Series của Đại học Oxford, Anh Quốc. Đây là chương trình tiếng Anh đảm bảo đầy đủ các yếu tố tương tác, tính liên tục và chuyển tiếp đáp ứng được tốt nhất cho nhu cầu học tập của trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 12 tuổi. Tuy nhiên, để có thể đưa chương trình này vào giảng dạy thì đòi hỏi các Trung tâm phải có hệ thống cơ sở thiết bị giảng dạy hiện đại tương xứng như bảng thông minh, máy chiếu, phần mềm hỗ trợ tương tác.v.v…