Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ EM QUA BÀI HÁT-ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ

Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn con người với sự kết hợp của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, đối với tiếng anh âm nhạc gắn liền với việc học tập giúp chúng ta học tốt hơn. Và học Tiếng Anh trẻ em qua bài hát luôn là lựa chọn có nhiều thú vị. 
Các bài hát tiếng Anh được chọn lọc là một trong những tài liệu cho việc dạy tiếng Anh hiệu quả vì âm nhạc góp phần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ rất nhanh và có hiệu quả lâu dài. Các bài hát sẽ giúp thu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn đến các hình thức, dạng, mẫu và cấu trúc câu. Điều quan trọng cần phải chú ý trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ em, đó là thu hút sự chú ý nghiêm túc của trẻ.
Không nằm ngoài mục đích đó, các bài hát tiếng Anh nhận được sự ủng hộ từ phía giáo viên khi chọn lựa tài liệu giảng dạy, là bởi vì chúng thu hút được sự chú ý của trẻ. Điều này có nghĩa là khi trẻ được dạy một bài hát tiếng Anh, sự thích thú âm điệu của bài hát sẽ giúp trẻ chú ý cao đến hình thức cấu trúc ngữ pháp, sự chú ý này làm cho trẻ nhanh nhớ những gì giáo viên muốn truyền đạt. Bên cạnh đó, việc lặp đi lặp lại của các giai điệu làm cho ngôn ngữ được dễ nhớ hơn.
Một nhân tố nữa đóng góp vào sự thành công của phương pháp dạy ngữ pháp tiếng Anh thông qua các bài hát là sự giảm căng thẳng mà các bài hát mang lại cho trẻ trong quá trình học. Các bài hát tạo ra không khí nhẹ nhàng, thư giãn trong lớp học; điều này làm giảm căng thẳng, đồng thời thúc đẩy việc học có hiệu quả hơn.
Cùng với những yếu tố đã nêu, các bài hát còn là một nguồn tài liệu phong phú giúp ích cho việc học ngôn ngữ. Lời của các bài hát thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng của con người, thể hiện các giá trị văn hóa. Với các bài hát chúng ta dễ dàng thay đổi chủ đề và tạo ra các ngữ cảnh sinh động và điều này có vai trò tích cực trong việc học ngữ pháp của trẻ. Nếu trong một bài hát có chứa đựng nội dung phù hợp với lứa tuổi thì việc học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có thể được lồng ghép vào một bài học rất nhẹ nhàng.
Cuối cùng nhưng không kém phần hữu ích về mặt phương pháp giảng dạy đó là việc sử dụng các bài hát trong dạy ngữ pháp sẽ làm thay đổi không khí học tập, làm cho trẻ phấn khởi hơn. Và vì thế hiệu quả giảng dạy và tiếp thu của trẻ sẽ tăng theo.
Cùng tham khảo một video dạy tiếng anh cho trẻ em "Chủ đề giao thông" qua đoạn video sau nhé:

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

DẠY TIẾNG ANH CHO BÉ TỪ 2-5 TUỔI NHƯ THẾ NÀO?

Trong khoảng 2 – 5 tuổi, não của trẻ đang ở giai đoạn phát triển về khả năng nghe – nói và khả năng nhận biết cũng trong quá trình hoàn thiện. Do đó, sự nhạy bén và mức độ thẩm thấu đối với ngôn ngữ mới của trẻ cao hơn so với người lớn. Điều này khiến việc tiếp thu, nắm bắt và sử dụng tiếng Anh – Ngôn ngữ mới của trẻ sẽ dễ dàng và tự nhiên hơn. Và đây là thời điểm vàng để dạy Tiếng anh cho trẻ em
Ngoài việc "nên mạnh dạn" đăng ký cho bé đi học tiếng anh tại những trung tâm chuyên về Tiếng anh cho trẻ em thì bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng giúp Bé, xin chia sẻ một số phương pháp giúp bố mẹ dạy bé học tiếng anh ở nhà trong giai đoạn này:
Mẹ có thể mua các bộ sản phẩm dành cho trẻ nhỏ! Để có thể giúp bé vừa học vừa có thể học tiếng anh mà bé không cảm thấy chán .Các mẹ cần phải chọn những bộ sản phẩm nào có nhiều hình ảnh, có các âm thanh vui nhộn, phát âm chuẩn xác.
 
Mẹ có thể mua bộ tranh ảnh, có viết chữ cái tiếng Việt và tiếng Anh dưới mỗi hình vẽ, bán rất nhiều ở các hiệu sách để dạy bé. Ví dụ, mẹ cầm bức ảnh có vẽ con mèo và từ “Cat”, mẹ đọc cho bé nghe và bảo bé bắt chước đọc lại theo mẹ.
 
day-tieng-anh-cho-be-tu-2-den-5-tuoi-nhu-the-nao
 
 
 
Mỗi lần, mẹ dạy bé khoảng 5 từ, mỗi từ đọc khoảng 5 lần. Sáng mẹ dạy bé từ nào, chiều mẹ ôn lại cho bé từ đó. Lúc ôn, mẹ nhớ ôn cho bé tuần tự theo các hình ảnh mẹ đã dạy bé thì dễ dàng khơi lại được cho bé những gì bé đã học. Khi bé đã nhớ, không cần nhìn tranh nữa, mẹ đố bé đọc lại cho mẹ nghe. Hoặc ngay cả khi bé ngồi chơi, hai mẹ con thi xem ai sẽ đọc được nhiều tiếng Anh hơn.
 
Nếu bé đọc được nhiều và đúng, mẹ hãy khen ngợi và thưởng cho bé nhé. Bé sẽ rất hứng thú với việc học tiếng Anh lần sau.
 
Mẹ hãy mua các bộ có từ tiếng Anh và ảnh minh họa để dạy bé
 
Khi bé đã nhớ tương đối nhiều từ rồi, mẹ có thể mua bộ thẻ từ bằng tiếng Anh. Một mặt in hình các đồ vật, con vật, hoa quả. Một mặt in từ tiếng Anh. Mẹ có thể cho bé nhìn hình và đọc, lật mặt sau để bé nhìn thấy từ được viết như thế nào.
 
Sau đó, mẹ sẽ úp mặt hình ảnh xuống của các thẻ xuống và đố bé: “Tìm cho mẹ từ con mèo nào. Từ đó được đọc như thế nào nhỉ?”. Chắc chắn bé sẽ đọc được và ghi nhớ từ ngữ rất nhanh, nhận biết dần dần cả mặt chữ hoặc cách viết từ.
 
 Mẹ có thể mua một chiếc bảng treo tường, viết lên đó những từ tiếng Anh và có điều kiện nên dán kèm hình ảnh minh họa của từ đó. Mỗi tối trước khi đi ngủ, mẹ dạy bé một từ mới. Chiều đi làm về, mẹ sẽ hỏi lại bé từ đó.
 
Mẹ có thể cùng bé luyện tiếng Anh qua các website
  
Bên cạnh đó, mẹ phải chơi trò chơi tiếng Anh với bé qua cách gọi tên các hoạt động hàng ngày. Mẹ đố bé: “Ông, bà, bố mẹ, anh chị trong tiếng Anh là gì? Tên các đồ dùng trong gia đình như tivi, sách, vở, bàn, ghế,... là gì? Chào buổi sáng, buổi trưa... là gì? Khi gặp người lớn, con chào thế nào. Khi gặp bạn, con chào thế nào? Tạm biệt thế nào”. Đặc biệt, mẹ còn có thể dạy bé ngoại ngữ qua các bài hát vui nhộn bằng tiếng Anh để luyện dần cho bé cách phát âm. Quan trọng là mẹ tạo cho bé niềm vui thích học tiếng Anh chứ không phải là ép bé học.
 

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

MẦM NON GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ


Các chuyên gia về tâm lý và giáo dục cho rằng, tốt nhất các ông bà bố mẹ nên bắt đầu cho bé làm quyen với ngoại ngữ hay dạy Tiếng anh cho trẻ em từ lứa tuổi mẫu giáo đó là điều kiện thuận lợi cho bé sau này trong phát triển phản xạ và khả năng phát âm, nếu bạn bỏ qua giai đoạn dễ tiếp thu ngôn ngữ này thì chính là một sự lãng phí chất xám rất lớn. 
Trẻ khi mới sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Càng được tiếp xúc với môi trường giao tiếp bằng lời nói của người lớn, bé càng sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Trẻ em trong giai đoạn từ sơ sinh đến 0 tuổi còn có một khả năng đặc biệt để nhận biết và ghi nhớ các đặc điểm ngữ pháp và cấu trúc xây dựng câu mà những người lớn khi học một thứ ngôn ngữ mới không thể nào có được.
mam-non-giai-doan-phat-trien-tri-thong-minh-ngon-ngu
Sau đây là những lời khuyên giúp bạn định hướng và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.
- Bắt đầu đọc sách cho bé nghe ngay từ những tháng đầu sau khi bé chào đời.
- Chỉ cho bé thấy và gọi tên những đồ vật xung quanh.
- Cho bé học một ngoại ngữ từ khi còn bé.
 Một nghiên cứu thực tế cho thấy: khi một em bé mẫu giáo được bố mẹ cho học ngoại ngữ, bé sẽ thấy đó là một trò chơi thú vị. Còn khi đã vào trường tiểu học, bé bắt đầu coi học ngoại ngữ là một nhiệm vụ và rất có thể không thích như vậy, hãy cùng với trẻ, đưa trẻ vào môi trường giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh. Các bé sẽ không học một cách thụ động (cha mẹ đưa từ mới và giải nghĩa) mà chủ động tiếp nhận tiếng Anh thông qua trò chơi, bài hát, phim hoạt hình và các sinh hoạt hàng ngày. Trẻ sẽ học bằng chính khả năng của bản thân, từ đó hình thành phương pháp tiếp thu phù hợp và phát âm chuẩn. Trong việc học tiếng Anh, điều quan trọng không phải là năng khiếu mà là luyện tập thường xuyên, đặc biệt là kỹ năng nghe. Cha mẹ hãy sát cánh bên con trong quá trình con nghe và cảm nhận tiếng Anh, dù ở dạng tin tức, hay phim ảnh, bài hát đều có kết quả tốt hơn nhiều.

-Popodoo Channel-

MÙA HÈ NÊN HAY KHÔNG CHO TRẺ EM HỌC TIẾNG ANH?

Mùa hè nên hay không dạy Tiếng anh cho trẻ em hay cho trẻ em học tiếng anh ?
Quan điểm của ông Ibukai Masaru, một chuyên gia giáo dục người Nhật: “Đừng chỉ cho trẻ vui chơi mà quên mất đây cũng là thời kỳ quan trọng để trẻ có thể học tập và thông qua việc học tập để phát huy được hết khả năng và trí tuệ”. Vì vậy, bạn đừng đánh mất mùa hè của con bằng suy nghĩ “cho chơi thả cửa” mà hãy là những bậc phụ huynh hiểu biết để chọn cho con cách vừa học vừa chơi thú vị và bổ ích nhất.
mua-he-nen-hay-khong-cho-tre-em-hoc-tieng-anh
Các bé hăng say phát biểu chưa này!
         
        Ví dụ tại anh ngữ Popodoo có rất nhiều em nhỏ trở nên yêu thích học tiếng Anh đến bất ngờ dù trước đó cha mẹ luôn khẳng định là cháu không có năng khiếu, hay đưa con đi học hè chỉ vì bố mẹ muốn thế. Nhưng sau một mùa hè thì mọi chuyện khác hẳn. Hay một gợi ý đơn giản cho các bậc phụ huynh để dạy tiếng anh cho trẻ em ở nhà là nên biến việc học tiếng Anh của con trở thành niềm vui. Ngay ở nhà phụ huynh cũng có thể giúp con yêu thích tiếng Anh. Hãy chơi trò đoán chữ tiếng Anh thông qua tranh hoặc những chiếc thẻ đố từ để tạo phản xạ thật nhanh cho các cháu. Bạn nên nhớ cách học của trẻ con và người lớn là hoàn toàn khác nhau. Sự hình thành não bộ đã trở nên hoàn thiện tới 80% khi trẻ lên 8 tuổi. Vì vậy, đối với những khái niệm trừu tượng thì cha mẹ nên lấy tranh ảnh hay tự mình “diễn” để làm ví dụ minh họa cho con.
        Học tiếng anh với tâm lý thoải mái chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, hãy đem lại cho Bé một mùa hè vừa chơi vừa học thật bổ ích các mẹ nhé!
-PoPoDoo Channel-

TRẺ EM NÊN HỌC TIẾNG ANH TỪ MẤY TUỔI

Tiến sĩ Phạm Đăng Bình (Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Anh Mỹ - Đại học Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội) cho rằng “Chúng ta nên cho Trẻ em làm quen với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Ở những nơi có điều kiện nên cho Trẻ em học tiếng anh và dạy Tiếng anh trẻ em ngay từ các lớp mầm non (tức là từ 3 tuổi) thì càng tốt. Nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn học ngoại ngữ dễ dàng nhất này của trẻ, thì đây sẽ là một sự lãng phí về nhân tài và chất xám rất lớn”.
Ở độ tuổi lên 3, trẻ em có thể luyện âm để phát âm được đúng giọng bản ngữ. Tuy nhiên, việc các bé đạt được thành công như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên. Giáo viên phải là người nhiệt tình, năng động, có nghiệp vụ sư phạm tốt và có khả năng truyền đạt kiến thức cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, để có được độ tương tác lớn nhất và để giáo viên có thể theo sát lắm bắt tâm lý, chăm sóc kỹ lưỡng từng học sinh thì số lượng học sinh trong lớp phải ít, không quá 15 học sinh/lớp.
tre-em-nen-hoc-tieng-anh-tu-may-tuoi
Chương trình và tài liệu giảng dạy phù hợp với các lứa tuổi:
Theo các nhà giáo dục học hiện đại, dạy học tương tác là một trong những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại và có hiệu quả nhất trong nền giáo dục ngày nay. Đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Anh, dạy học tương tác là chìa khóa mang lại thành công cho cả người dạy và người học. Một chương trình tiếng Anh tương tác phải đảm bảo được 3 yếu tố: Tương tác giữa học sinh và giáo viên; Tương tác giữa học sinh và học sinh; Tương tác giữa học sinh, giáo viên và các thiết bị giảng dạy hiện đại ( Bảng tương tác Smart Board, máy tính, máy chiếu, loa, đài, đĩa CD và các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng…)
Đủ thời gian và cường độ đồng thời đảm bảo tính liên tục và chuyển tiếp:
Một chương trình giáo dục tiếng Anh tốt cần phải được thiết kế thời lượng chương trình cho từng buổi học phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Đồng thời, phải đảm bảo được tính liên tục và chuyển tiếp từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ độ tuổi nhỏ đến độ tuổi lớn. v.v….. Theo các chuyên gia giáo dục, nên cho trẻ tham gia các buổi học trong khoảng thời gian 1h30 phút, mỗi tuần học 2 buối đan xen nhau. Ngoài ra, trẻ em nên theo học các chương trình tiếng Anh có tính liên tục và chuyển tiếp, các bài học có hệ thống và liền mạch tránh việc ngắt quãng hoặc thay đổi giáo trình.
Kinh nghiệm thực tế: Chị Thúy (Bé Bi - 28 tháng) đang học lớp sáng thứ 7 & và sáng chủ nhật  tại  anh ngữ PopodooHoàng Ngân chia sẻ: "Lúc đầu đi học thử mình chỉ sợ bé nhỏ quá không học được vậy mà sau thời gian 1 tháng học Bi mạnh dạn và tự tin hơn hẳn, đi đâu gặp gì cũng hỏi mẹ phải nói tiếng anh như thế nào, đặc biệt hôm 30/4 vừa rồi Trung tâm cho học sinh lớp bé nghỉ học vậy mà Bi cứ đòi mẹ cho đi học bằng được,vậy là mẹ phải gọi điện đến trung tâm xin cho Bi đi học với lớp các anh chị mình vừa giận vừa vui". 
Trẻ nhỏ học ngôn ngữ theo cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như người lớn,trẻ thường có khả năng phát âm , cảm nhận về ngôn ngữ và văn hóa tốt hơn,các mẹ đừng sợ con không học được tiếng anh khi còn nhỏ nhé,quan trọng là tìm được một môi trường học tập tốt nhất và thích hợp với độ tuổi của bé.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Cách làm cho trẻ yêu tiếng anh và thích học tiếng anh!


Ở trẻ em, khả năng tiếp nhận những điều mới lạ đặc biệt nhạy bén. Các em dễ dàng phát huy tính sáng tạo, tư duy ngôn ngữ nếu được tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt. Một khi có được niềm vui thích học tập, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội ngôn ngữ và có thể ứng dụng ngay trong các tình huống hàng ngày một cách tự nhiên nhất.

Thông qua các giáo trình có họa tiết đẹp, các bộ phim hoạt hình, các trò chơi, quảng cáo, các đồ dùng quanh nhà… làm cho trẻ con hứng thú với các dòng chữ, âm thanh khác lạ của trẻ. Chơi trò chơi và tập hát theo phim, theo đĩa, theo ca sĩ… Dạy trẻ em học tiếng anh qua các bài hát tiếng Anh đơn giản phù hợp với lứa tuổi của trẻ.




Hơn nữa, tạo môi trường để trẻ giao tiếp bằng tiếng Anh như trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ có thể hỏi trẻ gọi tên các đồ vật bằng tiếng Anh như thế nào? Nếu cha mẹ học tốt ngoại ngữ và tính cực dùng ngoại ngữ để giao tiếp với trẻ luyện giao tiếp và tăng vốn từ cho trẻ là cách rất tốt để trẻ học tốt môn ngoại ngữ. Bên cạnh đó cần tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện với người bản ngữ. Có như vậy mới cho trẻ thấy được tầm quan trọng của học tiếng Anh và khả năng ngôn ngữ của các em mới phát triển được.

Hãy quan tâm tới những gì con bạn học ở trường. Sau mỗi bài học nên hỏi con bạn về bài các cháu được học, thậm chí bạn có thể đề nghị cháu dạy cho bạn một vài từ mới. Khi trẻ có những tiến bộ thì cha mẹ cần kịp thời động viên, khen thưởng khuyến khích trẻ. Muốn học tiếng Anh tốt, ngoại ngữ pháp thành thạo, trẻ còn cần nghe nói một cách lưu loát nên việc thực hành tiếng Anh rất quan trọng. Cha mẹ có thể tạo môi trường học tập cho con như tổ chức các nhóm bạn cùng học tiếng Anh, tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh cho trẻ sinh hoạt thông qua những trò chơi, những bài hát, những câu chuyện kể, những lần giao tiếp… qua đó kích thích trẻ học tiếng Anh và vận dụng tiếng Anh vào cuộc sống.

* Chú ý: Liên hệ tư vấn lớp học và đăng ký học thử miễn phí lớp tiếng anh trẻ em tại Trung tâm popodoo theo Hotline 0978 815 258--0904 634 469

Kế hoạch học tập"5A" dạy tiếng anh cho trẻ em

1. Anytime: 24h trong ngày, bất cứ lúc nào các bé cũng có thể học tiếng Anh một cách vui vẻ và hiệu quả.
Kế hoạch học tập"5A" dạy tiếng anh cho trẻ em
2.Anyway: Học bằng nhiều phương pháp - Không chỉ học qua giáo trình mà Trung tâm popodoo còn cung cấp cho các bé rất nhiều phương pháp học Tiếng Anh hấp dẫn khác như: Học qua DVD, CD-ROM, CD, học qua các trò chơi giúp các bé học mà chơi, chơi mà học.

3. Anywhere: Học mọi nơi- Dù ở nhà, ở trường hay đi chơi cùng gia đình các bé cũng có thể thoái mái học Tiếng Anh cùng Popodoo.
4. Aplus: Phát triển trí tuệ- Giáo trình anh ngữ Popodoo phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ và các năng lực tiềm ẩn của trẻ, từ đó tăng cường khả năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, tưởng tượng và năng lực cảm thụ.

5. Achievement: Học một biết mười-Bộ giáo trình của chúng tôi đặc biệt thiết kế phần phát âm từ nhiên từ A-Z, không chỉ giúp các bé phát âm tiếng Anh chuẩn ngay từ nhỏ mà hơn thế còn giúp các bé có thể nhìn chữ mà phát âm hoặc nghe âm để viết chữ.

* Chú ý: Liên hệ tư vấn lớp học và đăng ký học thử miễn phí lớp tiếng anh trẻ em tại anh ngữ Popodoo theo Hotline 0978 815 258 - 0904 634 469

3 Mẹo nhỏ giúp mẹ dạy bé học tiếng anh ở nhà hiệu quả


1. Phương pháp để trẻ em học tiếng anh một cách tự nhiên không ép buộc đó là: hãy làm mọi thứ trở nên buồn cười để các em dễ nhớ và nhớ lâu.

Mỗi lần nói Chicken, thay vì chỉ cho con xem ảnh chú gà con dễ thương, bạn hãy vừa cho con xem ảnh, vừa ngồi xổm, đi lạch bạch quanh nhà, 2 bàn tay co trước ngực, 2 khuỷu tay đập lên đập xuống và kêu “chip chíp”.


Mỗi lần dạy Eye, thay vì chỉ chỉ vào con mắt thì bố vừa chỉ tay, vừa làm mắt hiếng, làm mắt lác hay cho con ngươi xoay tròn.


2. Dạy tiếng anh cho trẻ em bằng cách: Liên quan tất cả các kiến thức với các đồ vật hoặc hành động tương ứng hoặc tạo ra các chuỗi động tác với các từ để trẻ dễ nhớ.


Nếu nói Quả chuối - Banana, hãy chỉ đưa cho con quả chuối. Hãy hỏi con một số câu hỏi liên quan như “Con thích ăn chuối không?”, “Chuối có ngon không?”, “Quả chuối màu gì đây con?”… Bé có thể trả lời bằng tiếng Việt theo thói quen, bạn hãy giúp con trả lời cả bằng tiếng Anh nữa.

Nếu muốn con nhớ Head - Đầu, Hand - Bàn tay, Foot - Bàn chân, hãy cùng con tập thể dục: Hướng dẫn con nói Head đồng thời lấy 2 tay chạm lên đầu, nói Hand và vỗ 2 tay vào nhau, nói Foot và cúi xuống chạm vào chân của mình. Lập lại các động tác và đôi khi đảo thứ tự để con thấy trò chơi trở nên hấp dẫn hơn. Bạn cũng có thể tự “sáng tác” ra một giai điệu đơn giản nào đó đi cùng các động tác để các con cùng “hát” theo.

3. Sự tò mò là “thứ thuốc kích thích” không bao giờ hết hiệu nghiệm. Quý vị phụ huynh có thể chuẩn bị cho mình một chiếc hộp kín kích thước khoảng 30x30x30cm hoặc một túi vải đen dầy dầy một chút để các con không thể nhìn thấy cái gì bên trong. Mỗi lần, hãy bỏ một đồ vật vào trong hộp (túi) đó và cho các con đoán xem trong đó là cái gì. Nếu là chiếc hộp thì cho con thò tay vào sờ mà không được nhìn, nếu là cái túi thì buộc kín và cho con thoải mái sờ ở ngoài.

Việc này sẽ cực kỳ kích thích trí tò mò của các em. Mỗi lần nhìn thấy cái hộp hay túi vải đen, lập tức các em sẽ cảm thấy trí tò mò thôi thúc và lập tức “có hứng” để tìm hiều. Như vậy, bất kể một kiến thức gì được truyền đạt cũng sẽ “ngấm” tốt hơn.

Hãy luôn thay đổi vật trong hộp (túi), đừng để nó không còn là biểu tượng của sự hấp dẫn. Có thể để trong hộp một quyển truyện, sau đó thay vì dạy một từ mới hoặc luyện lại một từ cũ thì chúng ta đọc quyển truyện đó cho con nghe. Dù sao thì đối với trẻ, một câu chuyện bao giờ cũng hấp dẫn hơn một bài học.

* Chú ý: Phụ huynh liên hệ Hotline 0978 815 258 để được tư vấn miễn phí lớp học và đăng ký học thử tại lớp của Trung tâm Popodoo theo địa điểm gần nhà nhất.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Trẻ em nên học một ngôn ngữ mới như thế nào?


Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta không thể đưa ra kết luận về phương pháp học như thế nào cho hiệu quả. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của chuyên gia về giáo dục trẻ em Mitchell Willcox -. Ông cho biết, thực tế, dựa vào những phương pháp học khác nhau của trẻ, chúng ta có thể nhận thấy đâu là cách tốt nhất.




Từ một thí nghiệm giáo dục

Các nhà tâm lý học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) vừa đưa ra một bản nghiên cứu dựa trên một thí nghiệm đơn giản và chứa nhiều thông tin (Những chỉ dẫn hạn chế khả năng tìm tòi và khám phá tự nhiên). Họ đã đưa cho hai nhóm trẻ em riêng biệt một thứ đồ chơi làm từ rất nhiều những chiếc ống khác nhau. Mỗi ống có một đặc điểm riêng. Có chiếc kêu cọt kẹt, có chiếc có gắn một tấm gương bên trong…

Cả 2 nhóm trẻ đều được một người lớn hướng dẫn cách chơi đồ chơi đó. Ở nhóm thứ nhất, người chỉ dẫn hướng dẫn trẻ cách chơi trực tiếp và không đề cập hết tất cả những chức năng của những chiếc ống. Nhóm thứ hai được một người lớn phát đồ chơi cho một cách hào hứng. Thay vì hướng dẫn trẻ cách chơi, người này tạo cảm hứng cho trẻ thấy khám phá thứ đồ chơi này thật thú vị. Người hướng dẫn này kéo 1 chiếc ống và tỏ ra ngạc nhiên khi chiếc ống phát ra tiếng cọt kẹt và lặp đi lặp lại hành động đó. Và cô ấy tiếp tục nói chuyện với các emtrong khi không ngừng khám phá những chiếc ống. Giống như nhóm 1, giáo viên không đề cập tới tất cả những chức năng.



Sau đó, họ quan sát 2 nhóm trẻ chơi thứ đồ chơi này. Theo những gì các nhà khoa học nhìn thấy, nhóm trẻ thứ nhất không chơi lâu và cũng không khám phá được thêm nhiều chức năng của đồ chơi mà chỉ lặp lại những gì người chỉ dẫn đã làm mẫu (kéo cho ống kêu) rồi dừng lại. Tuy nhiên, nhóm thứ 2 chơi đồ chơi này lâu hơn và khám phá được thêm rất nhiều chức năng của nó. Một nhóm các nhà khoa học khác của Trường Đại học California, Berkeley cũng tiến hành một thí nghiệm tương tự nhưng phức tạp hơn một chút và đều đi đến cùng một kết luận.

Phương pháp những người lớn tương tác với mỗi nhóm trẻ đại diện cho những ý tưởng giáo dục khác nhau. Nhóm đầu tiên - với người chỉ dẫn cách chơi đồ chơi - là ví dụ của phương pháp hướng dẫn trực tiếp. Đây là phương pháp giảng dạy truyền thống, các giáo viên sẽ hướng dẫn tất cả mọi thứ. Nhóm thứ hai là ví dụ cho phương pháp học qua tham gia các trò chơi tương tác. Thí nghiệm đã cho thấy, phương pháp hướng dẫn trực tiếp đã hạn chế sự thích thú của trẻ trước đồ chơi cũng như khả năng tự khám phá và tìm hiểu của trẻ. Các em chỉ bắt chước người lớn và dừng lại ở đó. Nhóm thứ 2 cho thấy trẻ có thể tự học thông qua việc tự tìm tòi và khám phá. Thực tế, trong trường hợp này, trẻ học được nhiều hơn nhờ khám phá của chính mình.

Áp dụng trong dạy học ngôn ngữ thứ hai

Chúng ta đều học thứ ngôn ngữ đầu tiên khi chúng ta chưa biết đọc, và đó là ngôn ngữ mà ta thành thạo 100%. Con người sinh ra với bản năng tự nhiên trong học ngôn ngữ và nhu cầu giao tiếp. Đầu tiên, chúng ta chỉ biết khóc nhưng cho đến khi lên bốn, chúng ta lại có thể giao tiếp với gia đình và bạn bè như một điều kỳ diệu. Đó là một sự thay đổi đáng kinh ngạc từ việc không biết một ngôn ngữ nào trở thành thuần thục một ngôn ngữ khi 4 tuổi. Và bước tiến này được thấy ở tất cả chúng ta và ở mỗi đứa trẻ ta vẫn thấy thường ngày.

Quan sát những đứa trẻ trong một thời gian ngắn, chúng ta có thể thấy ba điều về cách các em học ngôn ngữ đầu tiên. Thứ nhất: trẻ không học ngôn ngữ đầu tiên tại trường vì vốn ở độ tuổi đó các em chưa đi học. Thứ hai: trẻ học được rất nhiều khi nghe người lớn nói chuyện dù không được học một bài học nào về các cấu trúc ngữ pháp. Thứ ba: trẻ khám phá ngôn ngữ đó qua việc trò chuyện với người lớn và mắc các lỗi sai trong ngôn ngữ hay qua chơi đùa và trò chuyện với những bạn cùng tuổi. Nhớ lại 2 nhóm trẻ trong thí nghiệm về đồ chơi. Một nhóm được hướng dẫn trực tiếp, trong khi nhóm thứ 2 được khơi gợi sự thích thú và khuyến khích tự khám phá. Kết quả là nhóm 2 đã học được nhiều hơn.



Ngôn ngữ là một dạng thức phức tạp hơn nhiều so với thứ đồ chơi đưa cho 2 nhóm trẻ đó. Như đã thấy, trẻ em có một khả năng đặc biệt trong học ngôn ngữ qua tự khám phá và nhận thức chức năng của nó. Giáo viên ngoại ngữ khi dạy một ngôn ngữ mới cho các em nên tận dụng khả năng đặc biệt này. Trẻ em thích vui chơi và thử khám phá bởi đó là cách học tốt nhất cho trẻ. Khi các em học ngôn ngữ thứ hai trên lớp, giáo viên phải hiểu sâu sắc cấu trúc của chương trình bao gồm mục tiêu của việc học từ vựng và ngữ pháp cơ bản, nhưng chương trình học cần được xây dựng dựa theo sở thích của các em, và cho các em được tự do nghe, thử khám phá và vui đùa với ngôn ngữ đó. Mặt khác, phương pháp hướng dẫn trực tiếp sẽ lấy đi những khả năng tuyệt vời nhất và quan trọng nhất trong việc tiếp thu của các em: tự khám phá và thử nghiệm. Với phương pháp hướng dẫn trực tiếp trong dạy ngữ pháp cho trẻ em, cho các em làm bài tập và học cho các bài thi, sử dụng sách giáo khoa, học thuộc lòng từ vựng đều là những phương pháp phản tác dụng.
Như thí nghiệm đồ chơi nói trên, những phương pháp này có thể kìm hãm khả năng khám phá và tác động tiêu cực đến khả năng tiếp thu của trẻ.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng với trẻ dưới 7 tuổi. Vì một lý do nào đó, trí não con người bắt đầu thay đổi trước tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành, mất đi khả năng dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ một cách tự nhiên. Và để học một ngôn ngữ mới ở độ tuổi này trở đi, trẻ cần được người lớn hướng dẫn trực tiếp.

Nguồn: Dân Trí

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Trẻ em nên học ngoại ngữ từ mấy tuổi?


Chúng tôi đem câu hỏi này đến với tiến sĩ tâm lý, chuyên gia ngôn ngữ đến từ Mỹ Elaine Schneider và nhận được câu trả lời: 7 tuổi đã là trễ.

* Thời điểm tốt nhất để bắt đầu dạy ngoại ngữ cho trẻ là lúc nào, thưa bà?
- Tiến sĩ Elaine Schneider: Càng sớm càng tốt. Não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Nếu chúng ta giới thiệu ngoại ngữ càng sớm, khả năng “hút” của miếng bọt biển này càng mạnh hơn. Ngoài ra, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng giúp dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Nên bắt đầu giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ từ trước 6 tuổi, đợi đến 7 tuổi đã là trễ, nhưng nhìn chung: càng sớm càng tốt.

Nên giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày - Ảnh: Đoan Nhật
* Có một mốc rõ ràng nào về độ tuổi thích hợp nhất không, thưa bà?
- Tiến sĩ Elaine Schneider: Tôi sẽ không thể đưa ra một mốc xác định nào. Tuy nhiên, cách giới thiệu ngoại ngữ là một điều cực kỳ quan trọng khác. Chúng ta không thể bắt một đứa trẻ 3, 4 tuổi ngồi vào bàn học và dạy apple là quả táo, mom là mẹ một cách khô cứng. Trẻ con cần được học bằng tất cả các giác quan, được nghe, được nhìn, được nếm, được ngửi, được vừa học vừa chơi, được kết nối giữa cái đang học với vật thật… thì mới dễ nhớ.
Cách giới thiệu ngoại ngữ hiệu quả nhất cho trẻ là cách tự nhiên nhất, ví dụ bà mẹ dạy từ “cơm” cho trẻ trong giờ ăn cơm. Dạy ngoại ngữ quanh những chủ đề trẻ yêu thích cũng là điều rất quan trọng giúp trẻ tiếp thu nhanh.
Thực tập liên tục là một yếu tố cần thiết khác. Thử hỏi ngày nào tới giờ ăn, bà mẹ cũng nói “Con ăn cơm đi” thì làm sao trẻ không nhớ từ “cơm”? Tận dụng bài hát là một cách tuyệt vời khác. 
Tiến sĩ Elaine Schneider đến Việt Nam trong chuyến hoạt động thiện nguyện (từ 30.10 đến 14.11) cùng với 31 thành viên khác, bao gồm 10 người gốc Việt,  thuộc phái đoàn của tổ chức phi lợi nhuận Project Vietnam Foundation (đặt trụ sở tại California, Mỹ). Trong thời gian này, bà Schneider đã cùng với các chuyên gia y tế Mỹ khác tích cực trao đổi với các bác sĩ Việt Nam các kiến thức chuyên môn trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, trong đó chủ yếu là trẻ em. Đặc biệt, Project Vietnam Foundation đã bắt đầu dự án Cấp cứu ban đầu tại trường học nhằm huấn luyện cho giáo viên các kỹ năng cơ bản về cấp cứu.
* Nhưng không phải cha mẹ nào cũng giỏi ngoại ngữ để dạy cho con, vậy thì nên đưa trẻ đến các trung tâm ngoại ngữ ở độ tuổi nào?
- Tiến sĩ Elaine Schneider: Tôi nghĩ nếu chỉ xét về khả năng học ngôn ngữ, ngay cả trẻ con 2 tuổi đã có thể đến các lớp dạy ngoại ngữ. Vấn đề là nếu cha mẹ không biết ngoại ngữ, ai sẽ thường xuyên thực tập với trẻ? Ngoài ra, phải đảm bảo rằng lớp học hấp dẫn, vui nhộn để trẻ con thích học chứ không bị cưỡng ép.
* Nhiều cặp vợ chồng hai quốc tịch dùng cả hai loại ngôn ngữ với trẻ từ lúc trẻ mới chào đời. Điều này có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ không, thưa tiến sĩ?
- Tiến sĩ Elaine Schneider: Não bộ chúng ta được cấu tạo theo cách tất cả những người bình thường, dù là ở nước nào, đều có khả năng học được nhiều ngoại ngữ, kể cả học cùng lúc. Trẻ sơ sinh đã có khả năng đó. Đừng tưởng rằng trẻ sơ sinh không học ngôn ngữ, các em chưa nói, nhưng vẫn nghe, quan sát, tiếp nhận và nhớ ngôn ngữ. Các bà mẹ hãy nhớ lại xem, khi họ nói chuyện với đứa con bé xíu của mình, họ có sợ bé không hiểu không? Họ vẫn cứ nói, nói và nói, còn trẻ thì nghe, nghe và nghe, cho tới một ngày tự động bật ra nói. Hãy dạy ngoại ngữ cho trẻ y như cách dạy tiếng mẹ đẻ. Đó là cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn trong giờ tắm, khi lau mặt cho trẻ, chúng ta có thể giới thiệu từ “mặt” bằng cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Cứ ngày nào cũng như thế, lặp đi lặp lại, trẻ sẽ tiếp nhận ngôn ngữ một cách rất đơn giản.

 Tiến sĩ Elaine Schneider - Ảnh: Đoan Nhật
* Khi trẻ đã lớn lên một chút, làm sao để giúp trẻ phân biệt rạch ròi giữa hai ngôn ngữ?
- Tiến sĩ Elaine Schneider: Người mẹ luôn giao tiếp với trẻ bằng tiếng mẹ đẻ, người cha bằng ngoại ngữ hoặc ngược lại là một cách. Cũng có thể quy định một thời gian cụ thể nào đó, ví dụ giờ ăn, là lúc dùng ngoại ngữ.
* Việc học một lúc hai ngôn ngữ có thể dẫn đến những rối loạn nào, thưa tiến sĩ?
- Tiến sĩ Elaine Schneider: Cần phải phân biệt rạch ròi giữa rối loạn ngôn ngữ và sự nhầm lẫn trong sử dụng ngôn ngữ. Khi một đứa trẻ đang học hai ngôn ngữ, chúng có thể dùng lẫn lộn. Ví dụ khi đang nói tiếng Việt, trẻ có thể pha lẫn tiếng Anh. Đây là điều hoàn toàn bình thường, không có gì là rối loạn. Tất nhiên, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ giảm dần sự pha trộn này, nhưng không có gì là báo động, cứ từ từ rồi mọi chuyện sẽ đâu lại vào đấy. Nhưng cha mẹ cũng phải theo dõi con kỹ, phải nhìn đến khả năng và tư chất của mỗi đứa trẻ. Có thể việc học ngoại ngữ làm trẻ thấy mình bị thúc ép quá, căng thẳng quá, từ đó có thể dẫn đến những rắc rối về cảm xúc. Nếu thấy trẻ thay đổi hành vi, trẻ căng thẳng chúng ta nên giảm bớt tốc độ hoặc ngưng hẳn cho đến khi trẻ cân bằng lại.

Trong giờ học tiếng Anh tại trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP.HCM) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
* Hiện nay, nhiều phụ huynh cho con học tiếng Anh với người bản xứ với hy vọng trẻ sẽ có phát âm chuẩn. Theo bà, phụ huynh nên đợi cho đến lúc trẻ có thể đến lớp, hay tự họ giới thiệu ngoại ngữ từ lúc trẻ còn rất nhỏ?
- Tiến sĩ Elaine Schneider: Có hai điều kiện lý tưởng ở đây: Thứ nhất trẻ được giới thiệu ngoại ngữ càng sớm thì khả năng tiếp nhận càng cao. Thứ hai: được học với người bản xứ để có phát âm tốt. Theo tôi, trước khi trẻ có thể đến lớp, cha mẹ vẫn nên giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ, cộng thêm với việc cho trẻ nghe/xem băng đĩa do người bản địa nói.
* Nhiều người nói rằng học ngoại ngữ sẽ giúp trẻ thông minh hơn, ý kiến tiến sĩ như thế nào?
- Tiến sĩ Elaine Schneider: Tôi được biết về những cuộc nghiên cứu cho thấy trẻ được học ngoại ngữ thường có khả năng tuy duy tốt hơn. Bản thân tôi cũng tin rằng ngoại ngữ hỗ trợ cho việc tư duy.
* Xin cảm ơn bà!

Kinh nghiệm tạo môi trường học tiếng Anh cho bé!!!


1. Luôn luôn cho bé nghe

Kinh nghiệm từ mẹ bé Bi

Khi bé Bi mới hơn một tuổi tôi đã mua cho bé rất nhiều đĩa tiếng Anh rồi, ví dụ như đĩa phim hoạt hình của hãng Disney. Khi mới bắt đầu bé không thích đâu, cũng không hiểu nữa, không đầy 5 phút là bé chẳng thèm để ý rồi. Nghĩ rằng con mình còn nhỏ quá, thế là tôi lại cất đĩa đi. Đến khi bé khoảng một tuổi rưỡi tôi lại lấy ra, lại mở cho bé xem. Trong đĩa có rất nhiều loài động vật mà Bi thích như là voi này, gấu này, và thỏ nữa... đặc biệt hơn những loài động vật này lại có tên bằng tiếng Anh rất hay, điều này tạo hứng thú cho bé tập nhớ và gọi tên chúng, thế là bé xem một mạch tận hơn 20 phút đấy! Rồi có khi Bi còn chủ động yêu cầu mẹ mở cho xem.

Trước mắt thì bé vẫn chưa biết tiếng Anh, rất nhiều từ đơn cũng không hiểu, chỉ dừng lại ở cấp độ thích xem đĩa tiếng Anh và các bài hát nhi đồng bằng tiếng Anh. Nhưng tôi cảm thấy như vậy là đủ rồi, bé vẫn còn nhỏ mà, tôi không muốn cho bé quá nhiều áp lực, có thể học được gì lúc này cũng không phải điều quan trọng nhất. Tôi chỉ muốn tạo cho bé một môi trường tốt nhất, để bé tự quyết định xem mình cần học gì và thích gì. Cùng với những ngôn ngữ đơn giản mà Bi tiếp thu được từ đó tôi đã bắt dạy bé đến những từ liên quan đồng thời dùng một số câu đối thoại cực đơn giản. Dạy trẻ ngoại ngữ thật không dễ dàng gì, nó cần rất nhiều thời gian, tôi nghĩ mình phải rất tỉ mỉ nhẫn lại chứ không thể gấp gáp được.

Chú ý: Nếu như tiếng Anh của bạn không được tốt lắm, vậy thì bạn hãy để bé lựa chọn những đĩa tiếng Anh mà bé thích nhất. Bé dưới 3 tuổi độ nhạy cảm với âm thanh rất cao, trí nhớ và khả năng mô phỏng rất tốt. Bé có thể tiếp thu những âm thanh ở các bối cảnh và ghi ngay lại trong trí nhớ, rồi hình thành nên khái niệm của mình, đợi đến khi có môi trường tiếp xúc tương tự bé sẽ thể hiện ra những gì mình đã học được.
 


2. Giao tiếp với bé nhiều hơn

Kinh nghiệm từ mẹ bé Bin

Tiếng Anh của tôi cũng tạm, ông xã thì tốt hơn, thế là chúng tôi thường xuyên nói tiếng Anh với bé. Ví dụ buổi sáng thức dậy, tôi nói với bé “morning”, nhìn thấy món chuối khoái khẩu của bé tôi lại nói với bé “banana”. Nếu Bin nói muốn uống nước, tôi liền hỏi lại Bin: Ồ! Con muốn uống “water” à?

Khi nói tiếng Anh cùng Bin, tôi không hi vọng bé trả lời tôi ngay, mà tôi chỉ muốn cho Bin biết rằng “cái đó” còn có một cách biểu đạt khác nữa. Một hôm, như thường lệ khi ngủ dậy tôi lại nói với bé “morning”, và bé nói với tôi một từ phát âm không rõ ràng nhưng tôi biết chắc đó là “morning”, lúc đó tôi cảm thấy thật là vui. Công sức của mình thật không uổng! Bin đã nhớ được cách phát âm “morning” và biết dùng nó khi nào. Tuy Bin không hiểu hết hàn nghĩa của từ đó, cũng không thể biết chữ đó viết thế nào, nhưng bé có thể dùng tiếng Anh để đáp lại như thế đã đủ rồi!

Chú ý: Ngôn ngữ là cầu nối giao lưu giữa người với người. Có rất nhiều bậc phụ huynh sợ rằng mình phát âm không chuẩn, khi giao tiếp với bé rồi sau này sẽ khó sửa nên không dám nói tiếng Anh cùng con. Thực ra, như vậy không tốt, ngôn ngữ chính là không ngừng được nâng cao trong khi sử dụng. Nếu bạn không giao tiếp với bé bạn làm sao biết được con mình phát âm không chuẩn, làm sao biết được bé có nhớ được “apple” chính là “quả táo” không? Đây là một cơ hội tốt để cùng bé học tiếng Anh, giúp bé nâng cao hứng thú, tạo thêm tình cảm giữa ba mẹ và bé.

3. Tổ chức tiệc tiếng Anh cùng ba mẹ

Kinh nghiệm từ mẹ bé Na

Tôi là một giáo viên dạy tiếng Anh, tôi đã tổ chức bữa tiệc tiếng Anh và mời các bé cùng ba mẹ tham gia. Tôi cho rằng nếu gia đình có điều kiện thì nên cho con cái có thể tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh. Trong thực tế mọi người đều đã biết tiếng Anh quan trọng thế nào rồi đấy! Thực ra đối với một em bé dưới 3 tuổi mà nói, học nhiều hay ít đều không quan trọng, quan trọng là bồi dưỡng tính năng ngôn ngữ cho bé.

Sau khi tổ chức buổi tiệc tôi nhận thấy rằng sự giao tiếp giữa các bé là vô cùng quan trọng. Tôi luôn khuyến khích các em nói tiếng Anh, dù là câu từ đơn giản cũng cần nói ra. Trẻ con có khả năng bắt trước rất nhanh, khi thấy bạn bè nói tiếng Anh và thế là kích thích cảm hứng nói của bé ngay!

Chú ý: Trẻ con với trẻ con, khi chúng chơi cùng nhau là lúc chúng vui vẻ nhất, bởi vì chúng có kinh nghiệm giống nhau, khả năng ngôn ngữ cũng giống nhau. Tổ chức buổi tiệc này không phải không phải bắt buộc ba mẹ và các bé nói hoàn toàn bằng tiếng Anh, đối với các bé dưới 3 tuổi thì tiếng mẹ đẻ vẫn là chính.Party tiếng Anh chỉ để cho các bé có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với tiếng Anh và khi bé thấy mọi người xung quanh nói tiếng Anh thế là bé có cảm giác hiếu kì ngay. Thế nhưng bạn cũng không nên khiến bé bị áp lực quá, nếu con bạn không thích nói thì cũng không nên miễn cưỡng yêu cầu bé.