Ở giai đoạn này, bản năng thích nghi và tự chỉnh sửa của trẻ sẽ giúp các em học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung có được chất giọng khá chuẩn nếu như được tiếp xúc thường xuyên với giáo viên bản xứ
1. Có nên tự dạy ngoại ngữ cho trẻ?
Tuy nhiên, việc đưa ra phương pháp hợp lý giúp trẻ làm quen với tiếng Anh lại giữ một vai trò hết sức quan trọng cho quá trình học tập của bé sau này.
Việc một số gia đình cho trẻ học ngoại ngữ bằng cách thuê gia sư hay tự mình dậy cũng là một cách. Nhưng đôi khi phương pháp này không mang lại hiệu quả bởi phụ huynh không thể kiểm soát được sự tiến bộ của con em mình cũng như không thể chọn được giáo trình nào phù hợp với trình độ cũng như khả năng tiếp thu của con trẻ khi mà sách ngoại ngữ dành cho trẻ em tràn lan như hiện nay.
Chị Lan (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, chị có mua cho con trai 3 tuổi một bộ học tiếng Anh điện tử với giá hơn 2 triệu đồng, cùng với một loạt các sách tiếng Anh dành cho trẻ em, nhưng sau một thời gian dưới sự dạy dỗ của cả bố và mẹ, cháu không có tiến bộ nhiều. Sau đó, chị thuê gia sư cho con, nhưng cô gia sư cũng chỉ dạy theo phương pháp dùng sách vở và ghi chép, cháu thì còn nhỏ mà đã biết viết đâu nên một buổi học rất mất thời gian lại không học được gì nhiều. Cuối cùng chị phải thử đưa con đến một trung tâm ngoại ngữ có lớp ở cấp độ mầm non.
Nên tạo hứng thú cho trẻ trong việc học tiếng anh
2. Các nguyên tắc vàng trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ
Nhằm giúp các bé học tiếng Anh một cách có hiệu quả nhất, trung tâm ngoại ngữ Talent Space xin chia sẻ với các bậc phụ huynh 5 nguyên tắc vàng sau đây:
Chơi hơn dạy. Chính xác phải nói đây là phương pháp Học mà chơi, chơi mà học, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả mà sẽ tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, học sinh sẽ chủ động tiếp thu kiến thức.
Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Sử dụng hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh học trong môi trường tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Tuyệt đối không đề cấp tới những vấn đề ngữ pháp. Đừng sợ con bạn sẽ bị học vẹt bởi đó chính là cách tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên nhất.
Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nhất định sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy tính, màn chiếu, màn hình cảm ứng, v.v và các giáo cụ trực quan kèm theo cũng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình nắm bắt ngôn ngữ của học sinh.
Nghe - Nói nhiều hơn Đọc -viết. Bởi lẽ khi nghe - nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nghe-nói, học sinh cũng dần luyện được phát âm chuẩn. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp của nhiều thế hệ đi trước.
Bắt chước hơn ngữ pháp. Bắt chước cũng là một kĩ năng đặc biệt quan trọng trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản. Cách học thông qua ngữ pháp và học dịch từ với từ, câu với câu đã trở nên lạc hậu và bắt đầu bộc lộ yếu điểm bởi trẻ sẽ mất 3 bước để chuyển ngữ.
Ví dụ: Người hỏi: “How old are you?”
Trẻ: (dịch) Mình mấy tuổi?
(trả lời) Mình 6 tuổi.
(dịch) I’m 6 years old.
(trả lời): “I’m 6 years old.”
Trong khi nếu chỉ dạy trẻ đơn giản khi được hỏi “How old are you?” sẽ phải trả lời “I’m …. years old.” Lâu dần lập thành phản xạ với bất cứ một cấu trúc đơn giản nào khác.
1. Có nên tự dạy ngoại ngữ cho trẻ?
Tuy nhiên, việc đưa ra phương pháp hợp lý giúp trẻ làm quen với tiếng Anh lại giữ một vai trò hết sức quan trọng cho quá trình học tập của bé sau này.
Việc một số gia đình cho trẻ học ngoại ngữ bằng cách thuê gia sư hay tự mình dậy cũng là một cách. Nhưng đôi khi phương pháp này không mang lại hiệu quả bởi phụ huynh không thể kiểm soát được sự tiến bộ của con em mình cũng như không thể chọn được giáo trình nào phù hợp với trình độ cũng như khả năng tiếp thu của con trẻ khi mà sách ngoại ngữ dành cho trẻ em tràn lan như hiện nay.
Chị Lan (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, chị có mua cho con trai 3 tuổi một bộ học tiếng Anh điện tử với giá hơn 2 triệu đồng, cùng với một loạt các sách tiếng Anh dành cho trẻ em, nhưng sau một thời gian dưới sự dạy dỗ của cả bố và mẹ, cháu không có tiến bộ nhiều. Sau đó, chị thuê gia sư cho con, nhưng cô gia sư cũng chỉ dạy theo phương pháp dùng sách vở và ghi chép, cháu thì còn nhỏ mà đã biết viết đâu nên một buổi học rất mất thời gian lại không học được gì nhiều. Cuối cùng chị phải thử đưa con đến một trung tâm ngoại ngữ có lớp ở cấp độ mầm non.
Nên tạo hứng thú cho trẻ trong việc học tiếng anh
2. Các nguyên tắc vàng trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ
Nhằm giúp các bé học tiếng Anh một cách có hiệu quả nhất, trung tâm ngoại ngữ Talent Space xin chia sẻ với các bậc phụ huynh 5 nguyên tắc vàng sau đây:
Chơi hơn dạy. Chính xác phải nói đây là phương pháp Học mà chơi, chơi mà học, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả mà sẽ tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, học sinh sẽ chủ động tiếp thu kiến thức.
Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Sử dụng hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh học trong môi trường tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Tuyệt đối không đề cấp tới những vấn đề ngữ pháp. Đừng sợ con bạn sẽ bị học vẹt bởi đó chính là cách tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên nhất.
Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nhất định sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy tính, màn chiếu, màn hình cảm ứng, v.v và các giáo cụ trực quan kèm theo cũng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình nắm bắt ngôn ngữ của học sinh.
Nghe - Nói nhiều hơn Đọc -viết. Bởi lẽ khi nghe - nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nghe-nói, học sinh cũng dần luyện được phát âm chuẩn. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp của nhiều thế hệ đi trước.
Bắt chước hơn ngữ pháp. Bắt chước cũng là một kĩ năng đặc biệt quan trọng trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản. Cách học thông qua ngữ pháp và học dịch từ với từ, câu với câu đã trở nên lạc hậu và bắt đầu bộc lộ yếu điểm bởi trẻ sẽ mất 3 bước để chuyển ngữ.
Ví dụ: Người hỏi: “How old are you?”
Trẻ: (dịch) Mình mấy tuổi?
(trả lời) Mình 6 tuổi.
(dịch) I’m 6 years old.
(trả lời): “I’m 6 years old.”
Trong khi nếu chỉ dạy trẻ đơn giản khi được hỏi “How old are you?” sẽ phải trả lời “I’m …. years old.” Lâu dần lập thành phản xạ với bất cứ một cấu trúc đơn giản nào khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét