Trước 6 tuổi, bộ não của bé có khả năng tiếp nhận một số ngôn ngữ khác, ngoài tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, thời điểm này, cha mẹ nên chọn tiêu chí ‘học mà chơi, chơi mà học’ thay vì bắt ép bé phải dốc sức cho việc học ngoại ngữ.
Những gợi ý nhỏ sau giúp bạn cho bé làm quen với ngoại ngữ dễ dàng hơn (có thể thay thế tiếng Anh bằng các ngôn ngữ khác mà bạn muốn cho bé tiếp xúc):
- Khi bạn chăm sóc bé trong những hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, tắm rửa, đi dạo, mua sắm trong siêu thị… bạn nên sử dụng một số từ tiếng Anh thông dụng như: “Giày của con thì đọc là ’shoe’. Con hãy đọc theo mẹ nhé”. Sau đó, bạn có thể làm mẫu và để bé bắt chước theo.
- Bạn nên tìm mua những cuốn truyện tranh song ngữ Anh – Việt và đọc cho bé nghe. Khi bé đã nhớ câu chuyện, bé sẽ tự chỉ tay vào hình, tường thuật lại nội dung bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt cho bạn chấm điểm.
- Bạn có thể mua CD, DVD bằng tiếng Anh phù hợp với từng độ tuổi phát triển của bé. Bạn nên bật đĩa cho bé nghe hàng ngày nhưng bạn cũng nên giới hạn để bé không ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay máy vi tính.
- Bạn có thể sắp xếp cho bé tham gia vào một nhóm bạn chơi cùng độ tuổi. Tiếp đến, bạn đưa ra một đồ vật và để các bé đoán tên đồ vật đó bằng tiếng Anh. Bé nào có câu trả lời đúng sẽ được tặng thưởng.
lớp học tiếng anh trẻ em Ngoài ra, bạn có thể chọn những bài hát tiếng Anh vui nhộn và bắt nhịp để các bé cùng hát theo.
- Với những bé đã biết chữ (đang học tiểu học), bạn có thể đưa ra một từ khóa và gợi ý để bé tìm những từ (cụm từ) có liên quan; chẳng hạn, nếu bạn đưa ra từ “căn nhà” (house), bé sẽ hoàn thành những đáp án khác như “căn phòng” (room), “cái ghế” (chair)…
Dạy bé học đếm số bằng tiếng Anh (dành cho những bé đã biết chữ)
- Trước tiên, bạn đánh số thứ tự từ 1 đến 10 (đi kèm với những chữ bằng tiếng Anh tương ứng) vào 10 miếng bìa cứng có màu sắc khác nhau. Sau đó, bạn lấy một tấm bìa bất kỳ, chỉ tay vào số và gợi ý để bé nhắc lại bằng một từ tiếng Anh tương ứng.
- Hoặc bạn chỉ tay vào những bức tranh có chữ (hoặc phần số) bằng tiếng Việt và hướng dẫn bé chuyển sang ngôn ngữ Anh văn.
Dạy bé làm quen với bằng chữ cái tiếng Anh (dành cho bé đã biết chữ)
Bé sẽ chỉ tiếp thu được bảng chữ cái tiếng Anh nếu bé đã thông thạo bảng chữ cái tiếng Việt.
- Bạn có thể so sánh bảng chữ cái tiếng Anh và bảng chữ cái tiếng Việt, để bé tự nhận biết những chữ cái có trong tiếng Việt mà tiếng Anh không có là “â, ơ, ê”… và ngược lại, có những chữ cái mà tiếng Anh có nhưng tiếng Việt lại không.
- Với mỗi chữ cái, bạn nên phát âm bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt cho bé nghe (trừ những chữ tiếng Việt có mà tiếng Anh thì không). Bạn không nên sợ bé sẽ bị nhầm lẫn; bởi vì, ở bậc tiểu học, bộ não của bé có khả năng tiếp thu và sàng lọc nhiều ngoại ngữ cùng lúc.
- Với một món đồ chơi, bạn nên hướng dẫn bé gọi tên món đồ đó bằng tiếng Anh. Sau đó, bạn gợi ý để bé tiếp tục tìm những đồ vật khác bắt đầu bằng cùng một chữ cái; chẳng hạn, “quả bóng” tiếng Anh là “ball”, bé sẽ tìm các từ khác bắt đầu bằng chữ cái “B” như “banana” (quả chuối), “bear” (con gấu)…
- Giúp bé phân biệt chữ cái qua khả năng phân biệt mùi vị; ví dụ, với từ “pepper” (hạt tiêu) có vị cay nên từ này bắt đầu bằng chữ cái “P”; “banana” (quả chuối) có vị ngọt nên từ này bắt đầu bằng chữ “B”…
- Phần lớn các bé đều thích những bức vẽ về khủng long (dinosaurs). Vì vậy, bạn có thể cho bé nhận diện các bộ phận trên cơ thể một chú khủng long theo cách: Bạn viết chữ cái “E”, “L” bé sẽ tự hoàn thiện những đáp án tương ứng như “eye” (mắt), “leg” (chân)…
Lưu ý: Bạn nên nhớ thường xuyên ôn lại những từ (cụm từ) bé đã được học. Khi bé thành thạo hơn, bạn mới nên dạy bé ghép từ để hoàn thành câu…
- Nhiều trung tâm ngoại ngữ nhận bé 5-6 tuổi tham gia các khóa học tiếng Anh. Tùy điều kiện riêng, bạn có thể cho bé theo học những trung tâm như thế này. Hoặc bạn cũng có thể đăng ký cho bé học ngoại ngữ ở trường quốc tế nếu bạn có điều kiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét